Tại sao không nên để bình xăng ôtô cạn kiệt

01/07/2017 09:08

Cố gắng di chuyển khi bình xăng đã cạn dẫn tới hỏng bơm.

Bơm xăng có nhiệm vụ đưa nhiên liệu từ bình xăng tới buồng đốt, đây là một bộ phận quan trọng. Việc cố gắng di chuyển với một bình xăng đã cạn, sẽ gây nên nhiều tổn thất, đặc biệt ở bộ phận lọc và mô-tơ.

tai-sao-khong-nen-de-binh-xang-oto-can-kiet

Bơm xăng dễ bị hỏng nếu cố chạy xe khi bình xăng đã cạn.

Với bình nhiên liệu đầy, mô-tơ điện được làm mát bằng chính nhiên liệu xăng. Xăng từ bình sẽ được hút bằng một bơm xăng hình tròn, quá trình đi qua bơm xăng đẩy tới động cơ, nhiên liệu sẽ làm mát các cuộn dây đồng.

Di chuyển với bình nhiên liệu cạn, không khí, chứ không phải chất lỏng sẽ qua bơm xăng và phải làm công việc làm mát cho cuộn dây đồng trong bơm xăng, đồng nghĩa với việc chúng không thể loại bỏ nhiệt khỏi cuộn dây một các hiệu quả, dẫn đến mô-tơ điện có thể bị nóng, hư hại khi lái xe cố gắng di chuyển bằng những giọt nhiên liệu cuối cùng.

Bên cạnh việc mô-tơ điện bị làm nóng, dễ hư hỏng, vận hành xe bằng mức nhiên liệu còn lại quá ít ỏi, sẽ dẫn đến các chất cặn có trong bình xăng cũng bị hút hết vào bên trong máy bơm để cung cấp cho động cơ.

Đây là vấn đề nghiêm trọng bởi thùng chứa nhiên liệu bằng kim loại có xu hướng đóng cặn khi mức nhiên liệu thấp, bề mặt bên trong tiếp xúc với hơi nước và không khí dẫn đến hiện tượng ăn mòn. Đặc biệt, hiện tượng này dễ xảy ra với những chiếc xe cũ.

Cặn bám khi bị hút trong bình xăng sẽ bám vào bộ lọc, khiến bộ lọc bị nghẽn và nhiên liệu sẽ không đến được buồng đốt, xe không thể khởi động. Ngoài ra, dòng chảy nhiên liệu bị cản trở bởi cặn bám lõi lọc cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc làm mát mô-tơ điện bơm xăng.

Vì vậy, không nên chạy xe khi mức nhiên liệu còn quá thấp, nếu bạn không muốn bỏ thêm chi phí để thay lọc nhiên liệu hay bơm xăng khi chưa đến kỳ sửa chữa, bảo dưỡng. Hãy luôn quan sát đồng hồ xăng và nạp thêm khi đồng hồ đã báo ở mức tối thiểu.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN