Những dấu hiệu cảnh báo hệ thống phanh ô tô không an toàn

09/07/2017 07:52

(Baonghean.vn) - Phanh xe có thể nói là bộ phận gác cửa cho sự an toàn của người và cả xe. Chính vì vậy, người sử dụng xe nên thường xuyên kiểm tra bộ phận này để kịp thời sửa chữa và khắc phục, tránh để đến lúc phanh hỏng rồi mới biết.

Dưới đây là những dấu hiệu báo cho bạn biết phanh xe đang bắt đầu gặp vấn đề và cách phát hiện sự cố khi lái xe.

Hệ thống phanh giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi xe di chuyển trên đường

Âm thanh kỳ lạ

Âm thanh kỳ lạ phát ra chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng hệ thống phanh của bạn có vấn đề và cần đến sự chăm sóc. Tuy nhiên âm thanh đó lại có thể phát ra từ bất cứ đâu trong hệ thống, ví dụ như những tiếng rít phát ra có thể là do má phanh và rotor làm việc không ăn khớp, cần phải được sửa chữa.

Ngoài ra có thể là tiếng rít từ cảm biến của má phanh cho thấy nó cần được thay thế. Đôi khi bạn cũng có thể nghe thấy những tiếng kim loại cọ xát vào nhau, nguyên nhân có thể do các má phanh đã bị mòn hết, khiến cho các cliper kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Và mỗi khi bạn dùng đến phanh là 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau. Khi điều này xảy ra sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc phanh xe, hơn nữa nó có thể gây hỏng rotor.

Lực kéo bất thường

Nguyên nhân của việc này là do lực kéo bất thường sinh ra khi một caliper bị mắc kẹt. Vì điều này nên sẽ có một bánh xe bị ma sát nhiều hơn các bánh xe còn lại, dẫn đến xảy ra xu hướng chiếc ô tô của bạn bị rẽ sang bên bánh xe có caliper bị kẹt.

Lực kéo bất thường có thể không phải sinh ra bởi hư hại của hệ thống phanh. Rất có thể nguyên nhân là do các lốp xe bị căng hoặc mòn khác nhau. Điều này khiến cho một bánh nào đó có sự liên kết với đường kém hơn. Việc bạn có thể làm để giúp cho chiếc xe của mình lúc này là đưa nó đến trung tâm bảo dưỡng.

Cảm giác rung

Nếu đạp phanh trong các tình huống bình thường mà bạn cảm thấy chân phanh bị rung thì có thể hệ thống phanh của ô tô đang gặp vấn đề. Nguyên nhân thường là do rotor bị biến dạng. Bề mặt không đồng đều của của rotor không thể nhận biết qua sự làm việc của nó với má phanh mà bạn phải cảm nhận qua độ rung của chân phanh.

Cảm thấy chân phanh bị rung khi đạp cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh có vấn đề

Cảm giác phanh khác thường

Cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ có thể là do má phanh bị mòn hoặc có vấn đề xảy ra với hệ thống thủy lực như sự rò rỉ dầu phanh hoặc không khí tràn vào bên trong khoang chứa dầu. Để kiểm tra xem có sự rò rỉ chất lỏng hay không bạn hãy đặt một miếng vải cũ hoặc một miếng bìa ở phía dưới xe qua một đêm. Nếu thấy có chất lỏng chảy ra chúng sẽ nằm trên miếng vải hoặc bìa đó.

Còn với trường hợp bạn đạp phanh có cảm giác quá cứng cũng có thể là có vấn đề với các chi tiết liên lạc nhỏ trong hệ thống phanh của ô tô. Thường thì nguyên nhân trong tình huống này là do rotor mòn không đều hoặc dầu phanh bị bẩn. Bạn có thể thay dầu phanh tại các trung tâm sửa chữa để phanh hoạt động tốt hơn.

Má phanh mòn

Hầu hết các mẫu xe hiện nay đều được trang bị hệ thống phanh đĩa. Hệ thống này hoạt động qua cơ chế như sau: một hệ thống thủy lực được bơm đầy dầu phanh sẽ tác động lên một bộ kẹp đệm được gọi là các caliper giúp cho chúng siết chặt lại với nhau trên một đĩa gọi là rotor. Ma sát được tạo ra giữa các miếng đệm và rotor khiến cho xe dừng lại.

Theo thời gian, các miếng đệm này sẽ bắt đầu mòn dần do ma sát. Điều đó khiến cho hệ thống phanh ô tô làm việc kém hiệu quả và xe sẽ dừng lại chậm hơn, tức là phanh không còn “ăn” nữa.

Tiến hành kiểm tra bằng cách nhìn vào giữa các chấu của bánh xe để phát hiện một rotor kim loại sáng bóng bên trong. Má phanh nằm ở giữa các caliper và rotor. Nếu má phanh mỏng hơn một phần tư inch (khoảng 6.35 mm), có nghĩa là chúng không còn đảm bảo an toàn và cần tiến hành thay thế.

Hệ thống phanh cần được chăm sóc một cách tốt nhất. Ảnh: Internet

Chân phanh không ổn định

Nếu chân phanh khi ăn, khi không thì tức là đã có vấn đề với hệ thống phanh như rò rỉ dầu, không khí, má phanh không đều, dầu phanh bẩn... Tình huống nguy hiểm nhất là khi má phanh bị bắt cứng vào đĩa phanh, hệ thống thủy lực mất tác dụng đàn hồi nên không chân phanh không bật trở lại.

Phát hiện sự cố khi lái xe

- Quan sát trong khi lái xe: Nếu đạp chân trên bàn đạp thắng không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “ăn phanh", thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu thắng, hoặc dầu bị rò rỉ đi đâu.

Nếu đạp thắng thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu chỉ cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng mặt lại.

Cần phải lắng nghe những âm thanh chỉ dấu hao mòn. Chẳng hạn, tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố thắng đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.

- Quan sát khoang động cơ: Khi không lái xe, chúng ta có thể mở nắp capo để xem lại lượng dầu thắng trữ trong hộp. Ða số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm soát mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm soát này nên thực hiện mỗi tháng một lần.

Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào. Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là chỉ dấu hệ thống bị rò đâu đó, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống thắng.

Nên thường xuyên mở nắp hộp dầu phanh để kiểm tra màu dầu ra sao. Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, ẩm độ... Nếu dầu thắng đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay luôn số dầu, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy.

- Kiểm tra mức dầu phanh: Khi không lái xe, chúng ta có thể mở nắp capo để xem lại lượng dầu phanh trữ trong hộp. Đa số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm soát mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm soát này nên thực hiện nửa tháng một lần.

Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải bổ sung thêm vào.

Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải bổ sung thêm vào. Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là dấu hiệu hệ thống bị rò, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống phanh.

Các chuyên gia về bảo trì khuyên nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra màu dầu ra sao. Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, tạp chất... Nếu dầu phanh đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay dầu phanh mới hoàn toàn, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy.

- Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu phanh: Muốn kiểm tra hệ thống dây thắng, xe cần phải được kích lên cao. Ðể ý xem các đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han rỉ chỗ nào không.

Ðường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Ðồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các "heo dầu" nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nên phải xem có chỗ nào sần sượng không, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ. Ðừng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát nhiệt, chẳng hạn như ống bô.

- Kiểm tra bằng cách tháo bánh: Nếu có thời gian, chúng ta nên gỡ bánh ra để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh (rotor) trên 2 bánh trước. Ðể ý đĩa phanh có bị trầy xước gì không, đã hao mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, nếu có, là dấu hiệu có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó.

Nếu mặt đĩa phanh bị trầy xước nặng, cần phải kiểm tra, nếu cần thì láng lại, không thể láng thì thay luôn.

Ðối với các phanh tang trống (phanh đùm) ở 2 bánh sau, chúng ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Làm công việc này, cần đeo mặt nạ để khỏi hít thở chất bụi bám trên phanh. Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu khác, như thắng có bám quá nhiều bụi không, mặt tróng phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không; xy lanh phanh có bị hư hại gì không; và dầu nhớt trong bố...

- Xả air trong hệ thống phanh: Sau khi đã thay đĩa phanh, thay má phanh, guốc phanh và dầu bạn thường thấy thợ thực hiện quá trình "xả air" cho hệ thống phanh. Điều này là do trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Khi đó việc "xả bọt khí" trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn

Hệ thống phanh trên ôtô là bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng đến an toàn khi xe vận hành. Do đó, lái xe cần đặc biệt “quan tâm” đến hệ thống này.

Trong quá trình vận hành ôtô, hệ thống phanh luôn phải hoạt động tốt để giảm tốc độ và dừng hẳn khi gặp chướng ngại vật trên đường. Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi xe vận hành. Vì chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập. Bởi vậy, đây là hệ thống bạn cần đặc biệt lưu tâm.

Ngọc Anh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN