Lựu pháo M-392 thay thế khẩu M-30 trong QĐND Việt Nam

15/08/2017 08:28

Tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) mới đây đã ra mắt lựu pháo M-392 122mm - phương án thay thế khẩu M-30 đã phục vụ suốt hơn 70 năm ở 40 quốc gia trên thế giới.

Mặc dù được sản xuất từ cách đây hơn 70 năm, thế nhưng tới hôm nay vẫn có khoảng 40 quốc gia trên thế giới sử dụng lựu pháo M-30 122mm. 19.266 khẩu pháo M30 đã được sản xuất suốt từ năm 1939-1955 tại các nhà máy số 92 và số 9 trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong CTTG 2, sau năm 1945 nó tiếp tục được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, chúng vẫn tiếp tục bền bỉ phục vụ ở khắp 4 châu lục. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù được sản xuất từ cách đây hơn 70 năm, thế nhưng tới hôm nay vẫn có khoảng 40 quốc gia trên thế giới sử dụng lựu pháo M-30 122mm. 19.266 khẩu pháo M30 đã được sản xuất suốt từ năm 1939-1955 tại các nhà máy số 92 và số 9 trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong CTTG 2, sau năm 1945 nó tiếp tục được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, chúng vẫn tiếp tục bền bỉ phục vụ ở khắp 4 châu lục. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, lạc hậu là điều không thể tránh khỏi với M-30 122mm, nó cần được thay thế. Theo tạp chí Jane's, mới đây Tập đoàn nghiên cứu - sản xuất Uralvagonzavod (UVZ) đã ra mắt lựu pháo M-392 122mm để thay thế cho khẩu M-30 mod 1938 đang được sử dụng ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Jane’s
Tất nhiên, lạc hậu là điều không thể tránh khỏi với M-30 122mm, nó cần được thay thế. Theo tạp chí Jane's, mới đây Tập đoàn nghiên cứu - sản xuất Uralvagonzavod (UVZ) đã ra mắt lựu pháo M-392 122mm để thay thế cho khẩu M-30 mod 1938 đang được sử dụng ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Jane’s
Theo đại diện của UVZ, M-392 có thể bắn toàn bộ đạn pháo của pháo M-30 mod 1938. Nó có thể triển khai cung cấp sự hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho các chiến dịch tấn công. Như vậy, xem ra UVZ tính toán kỹ tương lai của M-392 khi thiết kế khẩu pháo này. Việc sử dụng lại được đạn pháo của M-30 122mm giúp cắt giảm đáng kể chi phí mua đạn cho các nước có ngân sách eo hẹp – hầu hết các quốc gia đang sử dụng M-30 đều có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển. Nguồn ảnh: deagel
Theo đại diện của UVZ, M-392 có thể bắn toàn bộ đạn pháo của pháo M-30 mod 1938. Nó có thể triển khai cung cấp sự hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho các chiến dịch tấn công. Như vậy, xem ra UVZ tính toán kỹ tương lai của M-392 khi thiết kế khẩu pháo này. Việc sử dụng lại được đạn pháo của M-30 122mm giúp cắt giảm đáng kể chi phí mua đạn cho các nước có ngân sách eo hẹp - hầu hết các quốc gia đang sử dụng M-30 đều có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển. Nguồn ảnh: deagel
Việt Nam hiện cũng là một trong những quốc gia sở hữu số lượng lớn lựu pháo M-30 122mm, tất nhiên đi kèm với đó là cả đạn dược, thậm chí chúng ta đã tự sản xuất được loại đạn pháo của M-30. Do đó, M-392 có thể xem là ứng cử viên sáng giá thay thế pháo M-30 trong quân đội ta.
Việt Nam hiện cũng là một trong những quốc gia sở hữu số lượng lớn lựu pháo M-30 122mm, tất nhiên đi kèm với đó là cả đạn dược, thậm chí chúng ta đã tự sản xuất được loại đạn pháo của M-30. Do đó, M-392 có thể xem là ứng cử viên sáng giá thay thế pháo M-30 trong quân đội ta.
Ngoài ưu điểm về đạn pháo, M-392 theo các đại diện UVZ có thể triển khai trên chiến trường trong vòng chỉ 60 giây. Các binh sĩ có thể dễ dàng tự di chuyển M-392 trên chiến trường vì trọng lượng của nó rất nhẹ. Trong ảnh, một khẩu đội lựu pháo M-30 của QĐND Việt Nam diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: QĐND
Ngoài ưu điểm về đạn pháo, M-392 theo các đại diện UVZ có thể triển khai trên chiến trường trong vòng chỉ 60 giây. Các binh sĩ có thể dễ dàng tự di chuyển M-392 trên chiến trường vì trọng lượng của nó rất nhẹ. Trong ảnh, một khẩu đội lựu pháo M-30 của QĐND Việt Nam diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: QĐND
M-30 122mm do F.F. Petrov - lãnh đạo cục thiết kế của nhà máy Motovilikha thiết kế năm 1938, đưa vào sản xuất từ năm 1939-1955 với tổng số lượng 19.266 khẩu. Loại pháo được phát triển nhằm thay thế cho các kiểu pháo đã lỗi thời từ CTTG 1 trong Quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
M-30 122mm do F.F. Petrov - lãnh đạo cục thiết kế của nhà máy Motovilikha thiết kế năm 1938, đưa vào sản xuất từ năm 1939-1955 với tổng số lượng 19.266 khẩu. Loại pháo được phát triển nhằm thay thế cho các kiểu pháo đã lỗi thời từ CTTG 1 trong Quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong CTTG 2, pháo M-30 được sử dụng thành công trong nhiệm vụ là hỏa lực gián tiếp chống lại quân phát xít. Chúng được sử dụng để chống bộ binh, tiêu diệt sinh lực địch, yểm trợ tấn công và cũng được dùng để chống lại các công sự phòng thủ cuả đối phương, phát quang bãi mìn, phá các hàng dào thép gai. Thậm chí, đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG) còn gây nguy hiểm cho những chiếc xe thiết giáp. Các mảnh vụn do vụ nổ gây ra cũng xuyên đến 20mm giáp, đủ để chọc thủng các xe bọc thép hạng nhẹ của phát xít. Thậm chí, đã ghi nhận trường hợp pháo tự hành SU-122 lắp pháo M-30 122mm bắn đạn nổ chống tăng gây hư hỏng nặng cho xe tăng Tiger I của phát xít Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong CTTG 2, pháo M-30 được sử dụng thành công trong nhiệm vụ là hỏa lực gián tiếp chống lại quân phát xít. Chúng được sử dụng để chống bộ binh, tiêu diệt sinh lực địch, yểm trợ tấn công và cũng được dùng để chống lại các công sự phòng thủ cuả đối phương, phát quang bãi mìn, phá các hàng dào thép gai. Thậm chí, đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG) còn gây nguy hiểm cho những chiếc xe thiết giáp. Các mảnh vụn do vụ nổ gây ra cũng xuyên đến 20mm giáp, đủ để chọc thủng các xe bọc thép hạng nhẹ của phát xít. Thậm chí, đã ghi nhận trường hợp pháo tự hành SU-122 lắp pháo M-30 122mm bắn đạn nổ chống tăng gây hư hỏng nặng cho xe tăng Tiger I của phát xít Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia
Từ năm 1960, lựu pháo M-30 dần được thay thế bởi lựu pháo D-30 122mm. Tuy nhiên, tới hôm nay còn ít nhất 4.000 khẩu M-30 nằm trong các kho lưu trữ quân đội Nga. Hơn 40 quốc gia trên thế giới vẫn duy trì M-30 sử dụng trong hoạt động sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện pháo binh và dùng làm pháo nghi lễ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Từ năm 1960, lựu pháo M-30 dần được thay thế bởi lựu pháo D-30 122mm. Tuy nhiên, tới hôm nay còn ít nhất 4.000 khẩu M-30 nằm trong các kho lưu trữ quân đội Nga. Hơn 40 quốc gia trên thế giới vẫn duy trì M-30 sử dụng trong hoạt động sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện pháo binh và dùng làm pháo nghi lễ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo M-30 có trọng lượng khi hành quân 3,1 tấn, khi chiến đấu giảm còn 2,45 tấn, dài 5,9m với chiều dài nòng 2,8m, cao 1,82m, rộng 1,98m. Pháo cần tới 8 binh sĩ vận hành. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo M-30 có trọng lượng khi hành quân 3,1 tấn, khi chiến đấu giảm còn 2,45 tấn, dài 5,9m với chiều dài nòng 2,8m, cao 1,82m, rộng 1,98m. Pháo cần tới 8 binh sĩ vận hành. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về cấu trúc, pháo M-30 cũng khá giống như các loại pháo trước kia, với nòng pháo, vỏ nòng và khoá nòng. Khung pháo là loại khung tháo rời với bánh xe sắt bọc cao su, cung cấp khả năng cơ động cao , có thể kéo với tốc độ từ 35-50 km/h, việc lắp ráp pháo để chuẩn bị chiến đấu mất khoảng 1 phút. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về cấu trúc, pháo M-30 cũng khá giống như các loại pháo trước kia, với nòng pháo, vỏ nòng và khoá nòng. Khung pháo là loại khung tháo rời với bánh xe sắt bọc cao su, cung cấp khả năng cơ động cao , có thể kéo với tốc độ từ 35-50 km/h, việc lắp ráp pháo để chuẩn bị chiến đấu mất khoảng 1 phút. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khoá nòng sử dụng loại khoá nòng ren cắt được cấu trúc như một nắp ngăn có xoắn vít, tạo lực hút vỏ đạn ra khỏi nòng sau khi bắn. Hệ thống hãm giật cuả pháo được trang bị thêm bộ phận hãm giật và bộ phận thu nhiệt năng. Hệ thống ngắm tổng quát được sử dụng cho cả bắn trực tiếp và bắn gián tiếp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khoá nòng sử dụng loại khoá nòng ren cắt được cấu trúc như một nắp ngăn có xoắn vít, tạo lực hút vỏ đạn ra khỏi nòng sau khi bắn. Hệ thống hãm giật cuả pháo được trang bị thêm bộ phận hãm giật và bộ phận thu nhiệt năng. Hệ thống ngắm tổng quát được sử dụng cho cả bắn trực tiếp và bắn gián tiếp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo đạt tốc độ bắn 5-6 phát/phút tùy thuộc vào sức khỏe pháo thủ, tầm bắn từ 2-11,8km trùy loại đạn. Ví dụ với đạn xuyên giáp BP-460A thì tầm bắn 2.000m, đạn nổ phá mảnh OF-462 thì tầm bắn đạt 11,7km; đạn nổ phá chứa chất độc hóa học thì tầm bắn đạt 11,8km. Ngoài ra, còn bắn đạn chiếu sáng, đạn khói và đạn rải truyền đơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo đạt tốc độ bắn 5-6 phát/phút tùy thuộc vào sức khỏe pháo thủ, tầm bắn từ 2-11,8km trùy loại đạn. Ví dụ với đạn xuyên giáp BP-460A thì tầm bắn 2.000m, đạn nổ phá mảnh OF-462 thì tầm bắn đạt 11,7km; đạn nổ phá chứa chất độc hóa học thì tầm bắn đạt 11,8km. Ngoài ra, còn bắn đạn chiếu sáng, đạn khói và đạn rải truyền đơn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN