10 điều thú vị về đất nước Myanmar

24/08/2017 20:12

(Baonghean.vn) - Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Myanmar, cùng khám phá những điều thú vị về quốc gia này.

1. Yangon thành phố không xe máy

Là thành phố lớn và sôi động nhất của Myanmar, Yangon thu hút du khách bởi những nét kiến trúc độc đáo thuộc địa. Nơi đây cũng từng được biết đến là “London của Đông Nam Á” với những dòng xe ô tô nối tiếp nhau. Nếu như ở Việt Nam bạn sẽ thấy cảnh những chiếc xe gắn máy ồn ào ngược xuôi, còn đến Myanmar thật khó khăn để nhìn thấy một chiếc. Ô tô ở thành phố này nhiều và đỗ ngay trên đường nền hầu như lúc nào cũng xảy ra tình trạng tắc nghẹn giao thông.
Là thành phố lớn và sôi động nhất của Myanmar, Yangon thu hút du khách bởi những nét kiến trúc độc đáo thuộc địa. Nơi đây cũng từng được biết đến là “London của Đông Nam Á” với những dòng xe ô tô nối tiếp nhau. Đến Yangon thật khó khăn để nhìn thấy một chiếc xe máy. Ô tô ở thành phố này nhiều và đỗ ngay trên đường nên hầu như lúc nào cũng xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông.

2. Đàn ông Myanmar mặc váy

Cả đàn ông và phụ nữ ở quốc gia này đều mặc trang phục truyền thống là váy “longyi”. váy “longyi”  với đàn ông thì buộc tà váy ở phía trước, còn phụ nữ thì gấp tà lại và khâu ở bên hông. Người Philippines thật sự cảm thấy rất thoải mái với chiếc váy này , họ xem như chiếc đều hòa nhiệt độ giữa thời tiết nắng nóng.
Cả đàn ông và phụ nữ ở quốc gia này đều mặc trang phục truyền thống là váy “longyi”. Váy “longyi” với đàn ông thì buộc tà váy ở phía trước, còn phụ nữ thì gấp tà lại và khâu ở bên hông. Người Myanmar thật sự cảm thấy rất thoải mái với chiếc váy này, họ xem như chiếc điều hòa nhiệt độ giữa thời tiết nắng nóng.

3. Người Myanmar dùng tay phải để ăn bốc

Myanmar cũng giống như Ấn Độ, người dân ở nơi đây họ ăn bốc, họ không dùng thìa, đũa để ăn cơm, như chúng ta. Họ sử dụng tay phải để bốc, nắm thức ăn, do đó mà du lịch đến Myanmar khi nhận thức ăn, dùng tay phải để ăn, không được dùng tay trái, vì với họ nếu bạn dùng tay trái ăn, đưa thức ăn là một hành động khiếm nhã, tay trái chỉ dùng đi vệ sinh. Sự độc đáo về cách ăn của người dân ở đây cũng khiến cho khách du lịch hết sức thích thú, đặc biệt những người du lịch từ phương Tây đến đây, họ thường bắt chước người dân ở đây, viên cơm nhỏ bằng tay và cho vào miệng ăn một cách ngon lành.
Người dân Myanmar sử dụng tay phải để bốc, nắm thức ăn, họ cho rằng tay trái dùng để vệ sinh cá nhân nên không được dùng để bốc thức ăn. Người Myanmar vo cơm thành nắm và ăn với các loại thức ăn đi kèm. Sự độc đáo về cách ăn của người dân ở đây cũng khiến cho khách du lịch hết sức thích thú.

4. Người Myanmar ăn Tết đến 4 ngày

Năm mới (Thingyan) là kỳ nghỉ lễ lớn đối với người Myanmar. “Thingyan” được biết đến là lễ hội té nước, thường diễn ra giữa tháng 4 hàng năm. Vào ngày này, khắp nơi kể cả ngân hàng, nhà hàng, cửa hiệu đều đóng cửa. Hai thành phố tổ chức lễ hội mừng năm mới lớn nhất tại đây là thành phố Yangon (cách vịnh Martaban 30 km) và thành phố Mandalay (cách Yangon 716 km về phía Bắc). Trong lễ hội, người ta thường té nước vào nhau để rửa sạch những điều không may mắn và tội lỗi của năm trước và phóng sinh cho chim, cá vào ngày cuối cùng của lễ hội.
Năm mới (Thingyan) là kỳ nghỉ lễ lớn đối với người Myanmar. Thingyan được biết đến là lễ hội té nước, thường diễn ra giữa tháng 4 hàng năm. Vào ngày này, khắp nơi kể cả ngân hàng, nhà hàng, cửa hiệu đều đóng cửa. Trong lễ hội, người ta thường té nước vào nhau để rửa sạch những điều không may mắn và tội lỗi của năm trước và phóng sinh cho chim, cá vào ngày cuối cùng của lễ hội.

5. Myanmar có 2.000 km bờ biển và hàng trăm bãi biển

Bãi biển Ngwe Saung đẹp nguyên sơ còn có tên gọi là Biển Bạc chỉ cách Yangon 5 giờ lái xe, với bờ cát kéo dài 13 km và được coi là bãi biển dài nhất Châu Á. Các bãi biển khác vẫn còn giữ nguyên nét nguyên sơ hiếm có và thực sự là rất đẹp đặc biệt là khi hoàng hôn về
Bãi biển Ngwe Saung đẹp nguyên sơ còn có tên gọi là Biển Bạc chỉ cách Yangon 5 giờ lái xe, với bờ cát kéo dài 13 km và được coi là bãi biển dài nhất châu Á. Các bãi biển khác vẫn còn giữ nguyên nét nguyên sơ hiếm có và đặc biệt đẹp khi hoàng hôn về.

6. Gọi bia bằng cách hôn gió

Bia đặc sản là Bia Myanmar với giá tầm 10.000 VNĐ/ cốc. Và để được nhân viên phục vụ để ý bạn phải dùng cách hôn giả để phát ra tiếng chụt chụt. Buổi chiều khi lượn qua những góc phố bạn sẽ được nghe rất nhiều âm thanh như thế. Nghe cũng vui tai nhỉ?
Bia đặc sản là bia Myanmar với giá tầm 10.000 VNĐ/cốc. Và để được nhân viên phục vụ du khách phải dùng cách hôn giả để phát ra tiếng chụt chụt. Buổi chiều khi lượn qua những góc phố bạn sẽ được nghe rất nhiều âm thanh gọi bia như thế.

7. Người Myanmar rất thích ăn trầu

Nhai trầu là một thói quen và sở thích hàng ngày của người Myanmar, vì thế bạn sẽ nhìn thấy các cửa hàng bán trầu có ở khắp mọi nơi trên đất nước này.Trầu tại Myanmar được dùng nhiều ở các người lớn tuổi. Với họ hàm răng đỏ là niềm tự hào. Trầu ở Myanmar tương tự như tại Việt Nam nhưng có thêm vài vị lạ và có thể có chút thuốc lá. Rất nhiều người Phương Tây đã nghiện món này khi được nếm thử.
Nhai trầu là một thói quen và sở thích hàng ngày của người Myanmar, vì thế bạn sẽ nhìn thấy các cửa hàng bán trầu có ở khắp mọi nơi trên đất nước này. Tại Myanma, người lớn tuổi dùng nhiều trầu nhất. Với họ hàm răng đỏ là niềm tự hào.

8. Nangyi thoke là tên gọi của món mỳ Spaghetti kiểu Myanmar

Được chế biến từ những sợi mì làm bằng bột gạo tròn, thuôn dài, trộn chung với những lát cá mỏng, trứng luộc, thịt gà, giá sống và tẩm ướp thêm bột nghệ, ớt, đậu phộng rang và các loại gia vị đặc biệt khác, món mỳ Nangyi luôn làm hài lòng thực khách mỗi lần đến Myanmar.
Được chế biến từ những sợi mì làm bằng bột gạo tròn, thuôn dài, trộn chung với những lát cá mỏng, trứng luộc, thịt gà, giá sống và tẩm ướp thêm bột nghệ, ớt, đậu phộng rang và các loại gia vị đặc biệt khác, món mỳ Nangyi luôn làm hài lòng thực khách mỗi lần đến Myanmar.

9. Các sạp báo có ở khắp nơi

Trong suốt giai đoạn thông tin và truyền thông mạng bị hạn chế, thì đọc báo là cách duy nhất giúp người dân nơi đây tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Trong suốt giai đoạn thông tin và truyền thông mạng bị hạn chế thì đọc báo là cách duy nhất giúp người dân nơi đây tiếp cận với thế giới bên ngoài. Ngày 1/4/2017 vừa qua là một mốc quan trọng đối với truyền thông Myanmar. Lần đầu tiên kể từ năm 1964, Myanmar cho phép xuất bản báo tư nhân hằng ngày. Đây là một bước tiến lớn đối với tự do báo chí nhưng vẫn có những lo ngại rằng một số tuần báo phổ biến sẽ gặp rắc rối trong việc chuyển sang phát hành hàng ngày.

10. Giao thông “hóc búa”

Do cơ sở vật chất còn kém nên các chuyến tàu tại Myanmar di chuyển chậm và thường trễ giờ. Các tuyến đường chính, từ Yangon tới Mandalay, mất khoảng 16 tiếng.  Xe buýt thường chạy nhanh hơn nhưng rất đông đúc. Các chuyến bay nội địa là cách đi lại thoải mái nhất để đi đường dài và khá rẻ.
Do cơ sở vật chất còn kém nên các chuyến tàu tại Myanmar di chuyển chậm và thường trễ giờ. Các tuyến đường chính, từ Yangon tới Mandalay, mất khoảng 16 tiếng. Xe buýt thường chạy nhanh hơn nhưng rất đông đúc. Các chuyến bay nội địa là cách đi lại thoải mái nhất để đi đường dài và khá rẻ.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN