Đàm Vĩnh Hưng hát boléro kiểu… 'giang hồ'

27/08/2017 16:06

Cách đây 10 năm, khi đang trên đỉnh cao của nhạc trẻ, Đàm Vĩnh Hưng đã “đánh cược” với danh tiếng, chuyển sang hát dòng nhạc boléro.

Đàm Vĩnh Hưng hát boléro theo kiểu không giống ai /// Ảnh NSCC
Đàm Vĩnh Hưng hát boléro theo kiểu không giống ai /// Ảnh NSCC

Đàm Vĩnh Hưng hát boléro theo kiểu… không giống ai, mà với nhà báo Minh Đức, đó là hát boléro kiểu “giang hồ”. Những nhận xét trên được chia sẻ trong đêm nhạc Sài Gòn boléro & Hưng diễn ra tối 26.8 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Dương Triệu Vũ, Đàm Vĩnh Hưng và Hoài Lâm trên sân khấuẢNH NSCC

Dương Triệu Vũ, Đàm Vĩnh Hưng và Hoài Lâm trên sân khấuẢNH NSCC

Sau đêm diễn tại TP.HCM vào đầu tháng, Đàm Vĩnh Hưng và ê - kíp đã chuyển nguyên bối cảnh sân khấu ra Hà Nội, để khán giả được thấy những góc Sài Gòn xưa ngay tại thủ đô. Không những thế, Đàm Vĩnh Hưng khá biết cách “chiều” khán giả khi dựng hẳn một góc không gian của tiệm may, quán cà phê, quán hàng ăn vỉa hè Sài Gòn xưa.

Khán giả có thể vừa chụp ảnh, vừa thưởng thức ẩm thực là món xôi, chè, hay được phát quạt giấy theo kiểu người Sài Gòn xưa đi xem hát. Đàm Vĩnh Hưng luôn biết cách tạo ra các “chiêu”, “trò” đánh vào sở thích, thị hiếu của khán giả vốn yêu thích giọng hát Đàm Vĩnh Hưng và dòng nhạc boléro.

Không gian Sài Gòn xưa được đưa lên sân khấuẢNH NSCC

Không gian Sài Gòn xưa được đưa lên sân khấu. ẢNH NSCC

Một phần biểu diễn khá thú vị trong chương trình bản mash - up các ca khúc Hồi tưởng, Chuyến tàu hoàng hôn, Người ngoài phố, Chuyện tình không dĩ vãngvới sự kết hợp giữa Đàm Vĩnh Hưng và Hoài Lâm. Hai ca sĩ hát cùng các nhạc công mang hình dáng của những nhạc công đường phố bên bàn cà phê quán cóc. Đàm Vĩnh Hưng cũng đưa cả âm nhạc tang lễ lên sân khấu, ca khúc Dấu chân kỷ niệm vang lên cùng tiếng kèn trong đám ma.

Đàm Vĩnh Hưng nói anh muốn đêm nhạc của mình luôn có những thứ “độc”. Trong Sài Gòn boléro & Hưng, món “độc” đó là 3 ca khúc boléro lần đầu tiên được cấp phép: Tình bơ vơ (Lam Phương), Thương hận (Chế Linh viết cùng Hồ Đình Phương), Chiều mưa biên giới (Nguyễn Văn Đông). Riêng với ca khúc Tình bơ vơ, anh đã đeo đuổi việc xin cấp phép trong suốt 8 năm.

Đàm Vĩnh Hưng kể, Tình bơ vơ được Lam Phương viết theo phong cách jazz. Nhưng với tiếng hát Chế Linh và Thanh Tuyền, ca khúc này lại được định hình trong khán giả với dòng nhạc boléro.

Đàm Vĩnh Hưng nói anh muốn

Đàm Vĩnh Hưng nói anh muốn "dát vàng" boléro. ẢNH NSCC

Trên sân khấu, Đàm Vĩnh Hưng đã tái hiện hình ảnh nghệ sĩ Thanh Nga qua màn hóa thân của ca sĩ Hà Thanh Xuân, hát cùng anh ca khúc Mưa rừng. Tiếp sau đó, Đàm Vĩnh Hưng và ca sĩ Hương Lan thể hiện ca khúc Phận tơ tằm cùng với hình ảnh các nghệ sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cải lương được hiện lên trên tấm lụa như một sự tri ân, tưởng nhớ.

Những câu hát vang lên: "Người nói đi như tim người nghĩ, rằng nghề xướng ca tôi mang tội gì, họa là có chăng tôi mang tội đời, làm cho nhân thế say mê…". Phần trình diễn này đã tạo nên một trong những điểm nhấn trong chương trình.

Đàm Vĩnh Hưng và các ca sĩ khách mời trong chương trìnhẢNH NSCC

Đàm Vĩnh Hưng và các ca sĩ khách mời trong chương trình. ẢNH NSCC

Boléro đã được vang lên với các âm điệu của jazz, swing, pop. Đàm Vĩnh Hưng cho thấy việc anh nỗ lực “dát vàng” dòng nhạc boléro như từng nói trước đây như thế nào. Mỗi khán giả ghi nhận nỗ lực ấy một cách khác nhau, nhưng có lẽ điều mà nhiều người đồng ý là Đàm Vĩnh Hưng hát boléro theo kiểu duy nhất của Hưng mà thôi.

Theo TNO

TIN LIÊN QUAN