Hình ảnh cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962

02/08/2017 20:39

(Baonghean.vn) - Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang gia tăng trong những ngày gần đây. Trước đó, năm 1962 từng xảy ra xung đột biên giới giữa hai nước.

Chiến tranh biên giới Trung-Ấn, cũng gọi là Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Nguồn ảnh: Sina.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn, cũng gọi là Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc chiến tranh biên giới giữa hai bên chính thức xảy ra bắt đầu từ ngày 10/10/1962 khi quân Trung Quốc đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công có tính toán trước vào vùng Ladakh và dọc theo tuyến McMahon 10 ngày sau đó. Từ trước đó khoảng vài ba tháng, hai bên đã có những cuộc xung đột nhỏ lẻ bằng tay không và bằng vũ trang dọc tuyến biên giới nhưng đó chỉ là các cuộc xung đột tự phát, đây mới chính thức là hành động tấn công có tính toán và mang quy mô lớn đầu tiên. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc chiến tranh biên giới giữa hai bên chính thức xảy ra bắt đầu từ ngày 10/10/1962 khi quân Trung Quốc đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công có tính toán trước vào vùng Ladakh và dọc theo tuyến McMahon 10 ngày sau đó. Từ trước đó khoảng vài ba tháng, hai bên đã có những cuộc xung đột nhỏ lẻ bằng tay không và bằng vũ trang dọc tuyến biên giới nhưng đó chỉ là các cuộc xung đột tự phát, đây mới chính thức là hành động tấn công có tính toán và mang quy mô lớn đầu tiên. Nguồn ảnh: Sina.
Giới sử gia thế giới cho rằng, khu vực này có địa hình rất hiểm trở đã gây ra không ít khó khăn cho cả hai phía tham chiến. Cụ thể, cuộc chiến xảy ra ở nơi có độ cao tới 4250 mét, thêm vào đó, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ thời điểm này còn có trang bị quá nghèo nàn, không có gì ngoài... quân đông. Nguồn ảnh: Sina.
Khu vực này có địa hình rất hiểm trở đã gây ra không ít khó khăn cho cả hai phía tham chiến. Cụ thể, cuộc chiến xảy ra ở nơi có độ cao tới 4250 mét, thêm vào đó, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ thời điểm này còn có trang bị quá nghèo nàn, không có gì ngoài... quân đông. Nguồn ảnh: Sina.
Hậu cần của cả hai bên đều rất khó khăn. Dù có địa hình tiếp cận chiến trường dễ dàng hơn những phía Trung Quốc lại cần một lượng hàng hóa hậu cần lớn hơn do ở ngoài tiền tuyến họ có tới 80.000 quân. Phía Ấn Độ dù có hệ thống giao thông và địa hình tiếp cận chiến trường khó khăn hơn nhưng chỉ cần lo hậu cần cho khoảng 10-12.000 quân. Nguồn ảnh: Sina.
Hậu cần của cả hai bên đều rất khó khăn. Dù có địa hình tiếp cận chiến trường dễ dàng hơn những phía Trung Quốc lại cần một lượng hàng hóa hậu cần lớn hơn do ở ngoài tiền tuyến họ có tới 80.000 quân. Phía Ấn Độ dù có hệ thống giao thông và địa hình tiếp cận chiến trường khó khăn hơn nhưng chỉ cần lo hậu cần cho khoảng 10-12.000 quân. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài việc cuộc xung đột biên giới diễn ra ở độ cao rất lớn, cuộc chiến kéo dài một tháng này cũng không có sự xuất hiện của lực lượng Không quân hai nước do như đã nói ở trên, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ lúc này còn quá nghèo nàn và lạc hậu. Các đơn vị Trung Quốc tham chiến chủ yếu là binh lính Sơn Cước được đưa tới đây từ các vùng núi biên giới của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài việc cuộc xung đột biên giới diễn ra ở độ cao rất lớn, cuộc chiến kéo dài 1 tháng này cũng không có sự xuất hiện của lực lượng Không quân hai nước do như đã nói ở trên, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ lúc này còn quá nghèo nàn và lạc hậu. Các đơn vị Trung Quốc tham chiến chủ yếu là binh lính Sơn Cước được đưa tới đây từ các vùng núi biên giới của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Trong cuộc chiến kéo dài hơn 1 tháng này, phía Ấn Độ hoàn toàn bị bất ngờ từ đầu. Với lực lượng binh lính áp đảo của mình, phía Trung Quốc nhanh tiến sâu vào biên giới Ấn Độ. Tới đầu tháng 11/1962, Ấn Độ mới mở được những cuộc phản kích đáng kể về phía Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải lùi lại. Tuy nhiên, đến khi cuộc chiến kết thúc, toàn bộ vùng Aksai Chin đã được Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát. Nguồn ảnh: Sina.
Với lực lượng binh lính áp đảo của mình, phía Trung Quốc nhanh tiến sâu vào biên giới Ấn Độ. Tới đầu tháng 11/1962, Ấn Độ mới mở được những cuộc phản kích đáng kể về phía Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải lùi lại. Tuy nhiên, đến khi cuộc chiến kết thúc, toàn bộ vùng Aksai Chin đã được Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát. Nguồn ảnh: Sina.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi, hoàn toàn không có đường di chuyển, binh lính và hậu cần trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn buộc phải đi bộ hoặc sử dụng ngựa, la để thồ hàng. Nguồn ảnh: Sina.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi núi, hoàn toàn không có đường di chuyển, binh lính và hậu cần trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn buộc phải đi bộ hoặc sử dụng ngựa, la để thồ hàng. Nguồn ảnh: Sina.
Một chiếc máy bay trực thăng Mi-4 của Quân đội Ấn Độ bị bỏ lại trên sườn núi. Các loại trực thăng thời này có động cơ rất yếu, rất khó có thể bay lên độ cao khoảng 4.000 mét được do không khí loãng, không tạo đủ lực nâng cần thiết cho máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Một chiếc máy bay trực thăng Mi-4 của Quân đội Ấn Độ bị bỏ lại trên sườn núi. Các loại trực thăng thời này có động cơ rất yếu, rất khó có thể bay lên độ cao khoảng 4.000 mét được do không khí loãng, không tạo đủ lực nâng cần thiết cho máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Tham gia cuộc chiến này, phía Trung Quốc huy động 80.000 quân dưới sự chỉ huy của tướng Trương Quốc Hoa. Phía Ấn Độ hoàn toàn bị động và chỉ có khoảng từ 10-12.000 quân dọc tuyến biên giới xảy ra xung đột dưới sự chỉ huy của tướng Brij Mohan Kaul. Nguồn ảnh: Sina.
Tham gia cuộc chiến này, phía Trung Quốc huy động 80.000 quân dưới sự chỉ huy của tướng Trương Quốc Hoa. Phía Ấn Độ hoàn toàn bị động và chỉ có khoảng từ 10.000-12.000 quân dọc tuyến biên giới xảy ra xung đột dưới sự chỉ huy của tướng Brij Mohan Kaul. Nguồn ảnh: Sina.
Bị động, bất ngờ và không phán đoán được lực lượng địch, phía Ấn Độ đã phải trả giá đắt khi mất hoàn toàn quyền kiểm soát vùng Aksai Chin, thiệt hại về nhân mạng được phía Ấn Độ tuyên bố là 3.128 binh lính tử trận, 3.123 binh lính bị bắt, bị thương khoảng 1.500 người và có 1.696 binh lính mất tích. Nguồn ảnh: Sina.
Bị động, bất ngờ và không phán đoán được lực lượng địch, phía Ấn Độ đã phải trả giá đắt khi mất hoàn toàn quyền kiểm soát vùng Aksai Chin, thiệt hại về nhân mạng được phía Ấn Độ tuyên bố là 3.128 binh lính tử trận, 3.123 binh lính bị bắt, bị thương khoảng 1.500 người và có 1.696 binh lính mất tích. Nguồn ảnh: Sina.
Theo số liệu được Trung Quốc đưa ra, nước này có 1.460 lính tử trận, bị thương 569 người. Nguồn ảnh: Sina.
Theo số liệu được Trung Quốc đưa ra, nước này có 1.460 lính tử trận, bị thương 569 người. Nguồn ảnh: Sina.
Một binh lính Ấn Độ đang cảm ơn các bác sỹ Trung Quốc đã chữa trị cho anh sau khi bị thương. Tới ngày 19/11, sau khi Ấn Độ buộc phải rút lui khỏi một vài điểm nóng trên tuyến biên giới do tổn thất nhân mạng quá lớn thì Trung Quốc cũng đơn phương tuyên bố ngừng bắn. Nguồn ảnh: Sina.
Một binh lính Ấn Độ cảm ơn các bác sỹ Trung Quốc đã chữa trị cho anh sau khi bị thương. Tới ngày 19/11, sau khi Ấn Độ buộc phải rút lui khỏi một vài điểm nóng trên tuyến biên giới do tổn thất nhân mạng quá lớn thì Trung Quốc cũng đơn phương tuyên bố ngừng bắn. Nguồn ảnh: Sina.
Lệnh ngừng bắn được đưa tới chiến trường vào đêm ngày 20 rạng sáng ngày 21/11/1962, tới ngày 21/11, phía Trung Quốc bắt đầu chính thức ngừng bắn, chuyển sang giai đoạn bình định, củng cố đội hình và gia tăng tuyến phòng thủ vì lúc này, Trung Quốc vẫn nghĩ Ấn Độ sẽ tấn công lại để chiếm lại vùng Aksai Chin. Ảnh: Vũ khí của quân đội Ấn Độ bị phía Trung Quốc tịch thu, mang ra trưng bày. Nguồn ảnh: Sina.
Lệnh ngừng bắn được đưa tới chiến trường vào đêm ngày 20 rạng sáng ngày 21/11/1962, tới ngày 21/11, phía Trung Quốc bắt đầu chính thức ngừng bắn, chuyển sang giai đoạn bình định, củng cố đội hình và gia tăng tuyến phòng thủ vì lúc này, Trung Quốc vẫn nghĩ Ấn Độ sẽ tấn công lại để chiếm lại vùng Aksai Chin. Ảnh: Vũ khí của quân đội Ấn Độ bị phía Trung Quốc tịch thu, mang ra trưng bày. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù nhiều người cho rằng, việc Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn là do họ đã đạt được mục đích của mình và muốn tránh sa lầy vào một cuộc xung đột tiêu hao lâu dài. Tuy nhiên, sự thực là vào đêm ngày 19/11, nghĩa là chỉ trước lệnh ngừng bắn được Chu Ân Lai ban ra 24 tiếng, phía Ấn Độ đã yêu cầu Mỹ đưa lực lượng Không quân Mỹ can thiệp và các tàu sân bay của Mỹ ở Ấn Độ Dương đã đổi hướng, di chuyển về phía Ấn Độ ngay ngày hôm đó. Có lẽ, chính việc
Mặc dù nhiều người cho rằng, việc Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn là do họ đã đạt được mục đích của mình và muốn tránh sa lầy vào một cuộc xung đột tiêu hao lâu dài. Tuy nhiên, sự thực là vào đêm ngày 19/11, nghĩa là chỉ trước lệnh ngừng bắn được Chu Ân Lai ban ra 24 tiếng, phía Ấn Độ đã yêu cầu Mỹ đưa lực lượng Không quân Mỹ can thiệp và các tàu sân bay của Mỹ ở Ấn Độ Dương đã đổi hướng, di chuyển về phía Ấn Độ ngay ngày hôm đó. Có lẽ, chính việc "sợ không quân Mỹ" mới là lý do khiến Trung Quốc đang trên đà thắng, buộc phải ngừng bắn cầu hòa, cho quân đội rút lui sâu về phía Trung Quốc 20 km, trả lại một phần lãnh thổ cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN