Cụ ông, cụ bà say sưa học chữ cùng con trẻ

01/09/2017 10:16

(Baonghean.vn) - Đã hơn nửa tháng nay, đều đặn các tối trong tuần, hàng chục 'học trò đặc biệt' là người Thái ở bản Lau, Thạch Giám (Tương Dương) lại chong đèn đi học chữ Thái Lai Pao.

Đúng 19h30, có mặt tại nhà văn hóa cộng đồng bản Lau, xã Thạch Giám, chúng tôi đã thấy lớp học đã ổn định tổ chức để bước vào một buổi học mới. Ảnh: Đình Tuân
Đúng 19h30, có mặt tại nhà văn hóa cộng đồng bản Lau, xã Thạch Giám, lớp học đã ổn định tổ chức để bước vào một buổi học mới. Đây là lớp học do Trung tâm văn hóa huyện Tương Dương tổ chức nhằm bảo tồn chữ Thái và cũng nằm trong dự án xây dựng bản Lau thành bản văn hóa thuần Thái. Ảnh: Đình Tuân
Những mái đầu tóc đã bạc, mắt đã không còn tỏ nữa nhưng các cụ vẫn cặm cụi, miệt mài học lấy từng con chữ. Những hình ảnh rất đẹp của lớp học ban đêm này. Ảnh: Đình Tuân
Những mái đầu tóc đã bạc, mắt đã không còn tỏ nữa nhưng các ông, các bà vẫn cặm cụi, miệt mài học lấy từng con chữ. Những hình ảnh rất đẹp của lớp học ban đêm này. Ảnh: Đình Tuân
3.Bà Mạc Thị Kim, năm nay cũng đã gần 60 tuổi nhưng từ hôm khai giảng đến giờ bà không bỏ buổi học nào cả, dù cho thời tiết có mưa hay không mưa. Bà cho biết “ Đi học lớp này không mất bất kỳ khoản phí nào, nếu mà có thì bà vẫn đi vì bà nghĩ mình là người dân tộc Thái cũng phải nên biết chữ của dân tộc mình. Hơn nữa đi học còn để làm gương cho con cháu nữa”. Ảnh: Đình Tuân
Bà Mạc Thị Kim, năm nay cũng đã gần 60 tuổi nhưng từ hôm khai giảng đến giờ bà không bỏ buổi học nào. Bà cho biết: “ Đi học lớp này không mất bất kỳ khoản phí nào, nếu mà có thì bà vẫn đi vì bà nghĩ mình là người dân tộc Thái cũng phải nên biết chữ của dân tộc mình. Hơn nữa đi học còn để làm gương cho con cháu nữa”. Ảnh: Đình Tuân
Được mẹ chồng trông con giúp, người phụ nữ này tranh thủ đi học với mong muốn sau này truyền lại cho con cháu. Ảnh: Đình Tuân
Được mẹ chồng trông con giúp, người phụ nữ này tranh thủ đi học với mong muốn sau này truyền lại cho con cháu. Ảnh: Đình Tuân
“Ngày hôm nay đi rẫy về cũng có mệt, những vẫn tranh thủ cơm nước sớm để đến lớp. Vì nghỉ một buổi là hổng kiến thức liền”. Anh Mạo cho biết. Trong ảnh anh Mạo đang xung phong phát biểu trả lời câu hỏi của thầy. Ảnh: Đình Tuân
“Ngày hôm nay đi rẫy về cũng có mệt, những vẫn tranh thủ cơm nước sớm để đến lớp. Vì nghỉ một buổi là hổng kiến thức liền”. Anh Vi Văn Mạo cho biết. Trong ảnh anh Mạo đang xung phong phát biểu trả lời câu hỏi của thầy. Ảnh: Đình Tuân
Cháu Lương Thị Nhung (14 tuổi) cùng bà nội đi học. Ảnh: Đình Tuân
Em Lương Thị Nhung (14 tuổi) cùng bà nội đi học. Ảnh: Đình Tuân
9.Thầy Vi Hoàng Hợi, thì cho biết “ Các tối, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, thầy một mình chạy xe vượt quãng đường gần 30km, đường núi quanh co, heo hút để đến lớp dạy chữ Thái Lai Pao. Hôm nào trời mưa thì đi lại khó khăn lắm, nhưng vì đam mê, vì muốn gìn giữ những con chữ của đồng bào mình. Nên những trở ngại đó đối với tôi là bình thường. Miễn là đến lớp thấy học viên đông là tôi vui rồi”. Ảnh: Đình Tuân
Thầy giáo của lớp học - thầy Vi Hoàng Hợi cho biết:“ Các tối, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, thầy một mình chạy xe vượt quãng đường gần 30km, đường núi quanh co, heo hút để đến lớp dạy chữ Thái Lai Pao. Hôm nào trời mưa thì đi lại khó khăn lắm, nhưng vì đam mê, vì muốn gìn giữ những con chữ của đồng bào mình. Nên những trở ngại đó đối với tôi là bình thường. Miễn là đến lớp thấy học viên đông là tôi vui rồi”. Ảnh: Đình Tuân
Trên bục giảng thầy Vi Hoàng Hợi nhiệt tình giảng dạy, lúc lại xuống tận bàn học, hướng dẫn học viên viết, đánh vần... Những học viên, bàn tay chai sạn, hàng ngày chỉ quen cầm dao, cầm cuốc, tập trung cao độ viết từng nét chữ trên trang giấy trắng học trò. Tiếng đánh vần, tiếng đọc đồng thanh, đã xua đi cái tĩnh lặng vốn có của núi rừng bản, làng vùng cao nơi đây. Ảnh: Đình Tuân
Trên bục giảng thầy Vi Hoàng Hợi nhiệt tình giảng dạy, lúc lại xuống tận bàn học, hướng dẫn học viên viết, đánh vần... Những học viên, bàn tay chai sạn, hàng ngày chỉ quen cầm dao, cầm cuốc, tập trung cao độ viết từng nét chữ trên trang giấy trắng học trò. Tiếng đánh vần, tiếng đọc đồng thanh, đã xua đi cái tĩnh lặng vốn có của núi rừng bản, làng vùng cao nơi đây. Ảnh: Đình Tuân
11.Anh Mâng, Trưởng bản Lau chia sẻ “ Do được tuyên truyền vận động tham gia lớp học ban đêm nên lớp học đã thu hút được đông đảo học viên tham gia với rất nhiều lứa tuổi, sau một thời gian ngắn, các học viên đã biết ghép vần, biết viết… Dù chưa thấy được ngay, nhưng chắc chắn, lớp này sẽ có hiệu quả. Đây là một tín hiệu rất mừng”. Vượt lên trên khó khăn, họ đã biết yêu quý cái chữ, coi việc học cái chữ là mục đích để biết và gìn giữ ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc, việc học hành đôi khi vẫn bị gián đoạn bởi công việc mưu sinh hàng ngày. Mỗi sớm thức dậy, lại tất tả lên rẫy, tối về lại phải chong đèn lên lớp. Nhưng người dân xem đây cũng là một niềm vui. Ảnh: Đình Tuân
Anh Lữ Văn Mâng, Trưởng bản Lau chia sẻ: “ Do được tuyên truyền vận động tham gia lớp học ban đêm nên lớp học đã thu hút được đông đảo học viên tham gia với rất nhiều lứa tuổi, sau một thời gian ngắn, các học viên đã biết ghép vần, biết viết…”. Vượt lên trên khó khăn, họ đã biết yêu quý cái chữ, coi việc học cái chữ là mục đích để biết và gìn giữ ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc, việc học hành đôi khi vẫn bị gián đoạn bởi công việc mưu sinh hàng ngày. Mỗi sớm thức dậy, lại tất tả lên rẫy, tối về lại phải chong đèn lên lớp. Nhưng người dân xem đây cũng là một niềm vui. Ảnh: Đình Tuân

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN