Bản miền núi mỗi năm ít nhất dựng cầu 5 lần

08/08/2017 12:41

(Baonghean.vn) - Người dân bản Cành Toong mỗi năm phải dựng cầu đến 5 lần, có năm 10 lần do mưa lũ nhiều. Mùa mưa bão đã đến và bà con dân bản lại thêm một năm nơm nớp đối diện với nhiều rủi ro rình rập.

Bản Cành Toong, xã Yên Tĩnh (Tương Dương) có 98 hộ trong đó 68 hộ ở bên này suối, 30 hộ ở bên kia suối. Ảnh: Đình Tuân
Bản Cành Toong, xã Yên Tĩnh (Tương Dương) có 98 hộ dân, trong đó 68 hộ ở bờ Bắc, 30 hộ ở bờ Nam dòng suối. Ảnh: Đình Tuân
Ước mơ về một cây cầu kiên cố để mỗi lần qua suối không phải nơm nớp, lo sợ là nguyện vọng của dân bản Cành Toong. Mỗi khi chưa có cầu thì người già, trẻ em vẫn tiếp tục đối mặt với những nguy hiểm, rủi ro rình rập. ảnh: Đình Tuân
Ước mơ về một cây cầu kiên cố để mỗi lần qua suối không phải nơm nớp, lo sợ là nguyện vọng của dân bản Cành Toong. Mỗi khi chưa có cầu thì người già, trẻ em vẫn tiếp tục đối mặt với những nguy hiểm, rủi ro rình rập. Ảnh: Đình Tuân
Để qua suối, lâu nay người dân đi trên cây cầu khỉ. Cầu có chiều dài hơn 30m được người dân tự làm: từ khâu đổ trụ, kè đất đá, làm mặt cầu, lan can cầu bằng nứa, được neo buộc sơ sài tạm bợ, không an toàn. Do không được đầu tư xây dựng, cây cầu tạm bợ chỉ cần nước lên cao, chảy xiết là bị cuốn trôi. Theo anh Lữ Khăm Kháy cho biết “ Bình quân cứ 1 năm phải làm lại cầu ít nhất 4 lần, thậm chí có năm người dân địa phương đã phải làm lại đến 10 lần. Có thời điểm mưa lũ kéo dài, người dân phải chờ tới khi nước rút mới tiến hành làm lại cây cầu để đi lại qua suối khiến nhiều việc bị ngưng trễ”. Ảnh: Đình Tuân
Để qua suối, lâu nay người dân đi trên cây cầu khỉ. Cầu có chiều dài hơn 30m được người dân tự làm. Anh Lữ Khăm Kháy - một người dân Cành Toong cho biết: “Cứ 1 năm phải làm lại cầu ít nhất 5 lần, thậm chí có năm người dân địa phương đã phải làm lại đến 10 lần. Có thời điểm mưa lũ kéo dài, người dân phải chờ tới khi nước rút mới tiến hành làm lại cây cầu để đi lại qua suối khiến nhiều việc bị ngưng trễ”. Ảnh: Đình Tuân
"Lan can" cầu được buộc và gia cố bằng dây nứa tạm bợ. Ảnh: Đình Tuân
Những cây mét được kết lại với nhau để làm mặt cầu rồi gác lên trụ. Ảnh: Đình Tuân
Những cây mét được kết lại với nhau để làm mặt cầu rồi gác lên trụ. Ảnh: Đình Tuân
 Bà Kha Thị Thương (67 tuổi) cho biết: “Từ trước đến nay đã có rất nhiều người rớt khi đi qua cầu. Vào mùa mưa nước lên to không qua được các cháu học sinh phải nghỉ học nhiều ngày”. Ảnh: Đình Tuân
Bà Kha Thị Thương (67 tuổi) cho biết: “Từ trước đến nay đã có rất nhiều người rớt khi đi qua cầu. Vào mùa mưa nước lên to không qua được các cháu học sinh phải nghỉ học nhiều ngày”. Ảnh: Đình Tuân
Một cậu bé dắt em qua cầu. Ảnh: Đình Tuân
Do đã một lần bị rớt xuống suối khi đi qua cầu nên em Pay Lý Hải ( trái) luôn hoang mang, lo sợ mỗi khi qua cầu. Trong ảnh: Hải dắt em qua cầu. Ảnh: Đình Tuân
Bà Vi Thị Thẩm (77 tuổi - bìa trái) cho biết: “Con gái tôi ở cách tôi có con suối nhưng nhiều lúc muốn sang thăm cháu mà không sang được vì không dám đi qua cầu, hôm nào nước rút thì tôi lội qua suối sang thăm cháu chứ nước như thế này thì đành chịu”. Ảnh: Đình Tuân
Bà Vi Thị Thẩm (77 tuổi - bên trái) cho biết: “Con gái tôi ở cách tôi có con suối nhưng nhiều lúc muốn sang thăm cháu mà không sang được vì không dám đi qua cầu, hôm nào nước rút thì tôi lội qua suối sang thăm cháu chứ nước như thế này thì đành chịu”. Ảnh: Đình Tuân
Cầu yếu nên muốn về nhà ở bờ bên kia người phụ nữ này lựa chọn cách lội suối. Ảnh; Đình Tuân
Cầu yếu nên muốn về nhà ở bờ bên kia người phụ nữ này lựa chọn cách lội suối. Ảnh: Đình Tuân
Ông Lương Văn Quang, Bí thư Chi bộ bản Cành Toong “ Cách đây khoảng 1 tháng xã có hỗ trợ 1,5 tấn xi măng, bản huy động nhân dân đóng góp hàng trăm ngày công đổ ba trụ cầu nhưng do ảnh hưởng cơn bão số 2 vừa rồi mưa to nước đổ về nhiều đã làm cho một trụ cầu bị nghiêng và có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Ước mơ về một cây cầu treo dân sinh chưa biết đến khi nào mới trở thành hiện thực. Mùa mưa bão cũng như mùa tựu trường đang đến gần, người dân, học sinh ở bản Cành Toong, xã Yên Tĩnh vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với những nguy hiểm, nguy cơ tai nạn khi đi qua suối trên cây cầu tạm bợ này. Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn ngày ngày mong ước có một cây cầu kiên cố để việc đi lại của người dân đi lại an toàn, để trẻ em được đến trường đông đủ, an toàn, thuận lợi, không còn cảnh bị cô lập mà còn là điều kiện để các bản vươn lên thoát nghèo.” . Ảnh: Đình Tuân
Ông Lương Văn Quang - Bí thư Chi bộ bản Cành Toong cho hay, cách đây khoảng 1 tháng xã có hỗ trợ 1,5 tấn xi măng, bản huy động nhân dân đóng góp hàng trăm ngày công đổ ba trụ cầu nhưng do ảnh hưởng cơn bão số 2 kèm đợt mưa lũ vừa rồi đã làm một trụ cầu bị nghiêng và đe dọa đổ sập bất cứ lúc nào. Ước mơ về một cây cầu kiên cố không biết đến khi nào mới trở thành hiện thực. Mùa tựu trường đang đến gần, người dân và học sinh ở bản Cành Toong ngày ngày mong ước có một cây cầu kiên cố để đi lại an toàn, trẻ em đến trường an toàn, không còn cảnh bản làng bị cô lập mà còn là điều kiện để vươn lên thoát nghèo". Ảnh: Đình Tuân

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN