Nỗi khổ nghề ngao trước mùa bão về

14/09/2017 17:02

(Baonghean.vn) - Những thông tin về cơn bão số 10 đổ bộ vào Nghệ An lẫn tiếng rẹt rẹt phát ra từ chiếc radio cũ khiến những nếp nhăn hằn sâu thêm trên gương mặt ông Hậu, ông Thoa.

Ngồi trên căn nhà canh cao lêu nghêu ngoài bãi biển, các ông cũng như nhiều hộ nuôi ngao ở xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Lưu) chỉ biết cầu sao cho bão đừng về.

Ảnh: Chu Thanh
Dọc bãi biển Quỳnh Thọ (Quỳnh Lưu) là những căn chòi canh ngao của các hộ gia đình nuôi ngao của xã. Hiện cả xã có 13 hộ nuôi ngao. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Tin bão số 10 sắp đổ bộ vào Nghệ An phát ra từ chiếc radio cũ khiến những nếp nhăn như hằn sâu thêm trên gương mặt ông Hồ Ngọc Thoa (1962), một trong số những hộ gia đình nuôi ngao ở Quỳnh Thọ. "Sau bão nỏ biết 1 ha ngao mới thả của nhà tui còn được từng mô hay bị sóng, gió đánh đi hết. Thôi cấy nghề dựa vô trời, vô đất thì đành phải chịu", ông Thoa kể. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Vỗ vỗ vào chiếc cầu thang dẫn lên căn chòi canh ngao cao lêu nghêu rộng chừng 4, 5 m² nằm giữa bãi biển, ông Hồ Ngọc Hậu (1964) dặn dò cẩn thận chú ý những con sò, con hàu bám đầy dưới chân chòi. “Nhìn như ri thôi chơ cũng mất hơn chục triệu để làm chòi. Chòi canh mô rộng rãi, kiên cố hơn phải mất vài chục. Lần trước bão về cái chòi ni liêu xiêu phải chống lại, không biết lần ni có trụ được nữa không”, ông Hậu cười buồn. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Ông Hậu cho biết, nghề nuôi ngao cũng có thể xem như là nghề “ăn sóng nằm gió” khi gần như suốt ngày phải có mặt ở chòi canh ngao. Ngủ, nghỉ, ăn… mọi hoạt động của những gia đình nuôi ngao như ông đều diễn ra trên chòi canh. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Hầu như đêm nào ông Thoa, ông Hậu cũng ra chòi canh. "Hết canh ngao lại đến canh người chơ không lại mất trắng. Mà ngủ là phải quấn phao, quấn chạc cho chặt chơ không đến lúc tỉnh lại thấy trôi tận mô ra biển cũng không biết chừng", ông Hậu hóm hỉnh. Đùa nhưng cũng không hẳn phải đùa. Đối với những người ở chòi canh ngao, họ tuyệt đối không bao giờ khóa cửa chòi khi đang ở phía trong và lúc nào cũng mang theo áo phao. Bởi biển cả không thể lường hết được. Những lúc sóng gió, lốc bất ngờ quét đến, người dân còn kịp chạy đi. Mà chạy không kịp, nếu còn sống thì có cái mà bám víu chờ người đến cứu khi chòi bị thổi ra biển. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Nuôi ngao hơn hai chục năm nhưng ông Hậu cho biết cái nghề này phần lớn vẫn dựa vào trời. Trời thương, trời cho. Mất thì đành chịu. Như nhiều hộ gia đình ở đây, nhà ông có hơn 1ha nuôi ngao. "Nhà mới thả hôm tháng 3, tháng 4 âm lịch đó, dừ bão về, ngao lại còn nhỏ. Dừ có cái chi có giá trị trong chòi thì đưa về chơ cũng không biết mần răng. Bão tan thì tính tiếp", ông Hậu trầm ngâm. Ảnh: Chu Thanh
Nguồn thức ăn của ngao biển đến từ tự nhiên, người nuôi chỉ cần thả ngao giống vào bãi. Nghe thì dễ nhưng có nhưng để nuôi ngao tốt thì người nuôi phải có kinh nghiệm, tính toán cẩn thận từ mật độ thả, đi thăm, canh thường xuyên. Khác những loài hải sản khác, nuôi ngao khó có thể phát hiện ngao nhiễm bệnh từ sớm hay có cách chữa trị. Có khi đi thăm “đồng” thấy ngao chết trắng, người nuôi chỉ biết ngậm ngùi. Ảnh: Chu Thanh
Theo kinh nghiệm của những người nuôi ngao. Bão cấp 9, cấp 10 trở lên thì xác định là gần như mất trắng. Đó là chưa kể đến khi gió mùa, sóng mạnh cuốn hết ngao người dân nuôi trồng hay dịch bệnh khiến cả cánh đồng trắng xác ngao. Khác những loài hải sản khác, nuôi ngao khó có thể phát hiện ngao nhiễm bệnh từ sớm hay có cách chữa trị. Có khi đi thăm “đồng” thấy ngao chết trắng, người nuôi chỉ biết ngậm ngùi. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Hai năm trở lại đây, giá ngao rớt xuống thấp. Hiện mỗi cân ngao chỉ được thương lại mua với giá 11.000 nghìn tại bãi. Bão số 10 sắp về, một số người dân Quỳnh Thọ tranh thủ ra bãi cào ít ngao về nấu. Còn cả bãi ngao đang lớn chờ cuối năm thu hoạch thì chỉ biết đành cầu trời thương! Ảnh: Chu Thanh

Chu Thanh

TIN LIÊN QUAN