Vùng tôm tập trung sản xuất vụ 2

09/08/2017 17:06

(Baonghean.vn) - Đã thành niên vụ và nhất là sau thành công với nuôi tôm vụ 1, người nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai đang tập trung cho sản xuất tôm vụ 2.

So với các năm trước, khởi đầu tôm vụ 1 năm 2017 ở Nghệ An gặp không ít khó khăn khi một số diện tích đầm, tôm bị bệnh ở Hoàng Mai, Quỳnh Lưu làm tôm chết, khiến nhiều người hoang mang.Tuy nhiên, kết quả sản xuất vụ 1 đã thành công, năng suất nuôi tôm đạt bình quân 3,3 -3,5 tấn/ha; với giá bình quân 130 ngàn đông/kg, người nuôi tôm phấn khởi.

Tôm vụ 2 ở Nghệ An thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai, bước sang vụ 2, có xã đưa 70 - 80% diện tích vào nuôi tôm, có xã diện tích lên gần 100%. Tổng diện tích tôm vụ 2 của Quỳnh Lưu và Hoàng Mai lên tới gần 700 ha.

Một đầm tôm ở xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng đang được xử lý bằng vôi bột trước khi nuôi. Nuôi tôm vụ 2 năm nay, xã Quỳnh Bảng đưa khoảng 80% diện tích trong tổng số 186 ha nuôi tôm vào sản xuất. Ảnh: Nguyễn Hải
Một đầm tôm ở xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng đang được xử lý bằng vôi bột trước khi nuôi. Ảnh: Nguyễn Hải

Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết: Nuôi tôm vụ 1 năm nay, năng suất tôm Quỳnh Lưu đạt 3,3 tấn/ha; 6 tháng đầu năm, sản lượng tôm nuôi toàn huyện đạt khoảng 1.900 tấn. Bước vào sản xuất vụ 2, Quỳnh Lưu có khoảng 300 ha trong tổng số 700 ha đầm được đưa vào nuôi. Nuôi tôm vụ 2 năm nay, xã Quỳnh Bảng đưa khoảng 80% diện tích trong tổng số 186 ha nuôi tôm vào sản xuất.

Đàm nuôi ươm dèo giồng tôn của ông Nguyễn Xuân Tin, xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu). Ảnh: Nguyễn Hải
Đầm nuôi ươm dèo giống tôm của ông Nguyễn Xuân Tin, xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu). Ảnh: Nguyễn Hải

Theo ông Hoàng Xuân Tin ở xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng, tôm giống được đưa về nuôi trong nhà khoảng 15-20 ngày, sau đó đưa ra bể lớn thả thì tỷ lệ con giống thành công sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, để nuôi ươm dèo cần có diện tích đầm rộng và nếu đầu tư nhà ươm thì mất khoảng 200 triệu cho một nhà bể có diện tích khoảng 600 m2.

Để nuôi tôm theo quy trình VietGap, các hội viên HTX nuôi tôm Quỳnh Bảng nói riêng và các hộ nuôi ở vùng khác nói chung phải dùng ao lắng, lọc, xử lý nước trước khi đưa vào đầm nuôi chính thức. (Trong ảnh: hệ thống lắng lọc, xử lý nước tại một đầm tôm ở xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng; theo đó, nước được lọc trước khi lấy đưa vào bể ươm dèo.

Quá trình nuôi, cán bộ khuyến nông huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai và Chi cục Nuôi trồng thủy sản được phân theo khu vực để hướng dẫn quy trình nuôi theo chuẩn VietGap và đồng hành với bà con nông dân. Định kỳ hoặc đột xuất, cán bộ khuyến nông huyện và tỉnh cùng kiểm tra mẫu nước và độ lớn của tôm trên cơ sở đó khuyến cáo các hộ nuôi. Ảnh: Nguyễn Hải
Cán bộ khuyến nông tỉnh cùng hộ nuôi kiểm tra mẫu nước và độ lớn của tôm. Ảnh: Nguyễn Hải

Quá trình nuôi, cán bộ khuyến nông của huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai và Chi cục Nuôi trồng thủy sản được phân theo khu vực để hướng dẫn quy trình nuôi theo chuẩn VietGap và đồng hành với bà con nông dân.

Từ thành công của nuôi tôm vụ 1, những xã có diện tích nuôi tôm không lớn (khoảng 20-30 ha mỗi xã) như Quỳnh Thuận, An Hòa (Quỳnh Lưu) cũng bắt đầu nuôi tôm vụ 2 thường xuyên hơn. Tại dây, góp phần tích cực vào thành công của nuôi tôm vụ 1 và thúc đẩy phong trào nuôi tôm vụ 2 cũng có vai trò không nhỏ của các cơ sở sản xuất tôm giống.

Nguyễn Hải

TIN LIÊN QUAN