5 tàu sân bay 'bí ẩn' nhất thế giới

24/09/2017 08:34

Nói đến tàu sân bay, Mỹ và Nga được cho là các quốc gia sở hữu các tàu sân bay hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, hãng tin Ria Novosti mới đưa ra các thông tin về 5 tàu sân bay “bí ẩn” ít được giới truyền thông đề cập nhất.

Tàu sân bay Chakri Narubet (Thái Lan)

Tàu sân bay Chakri Narubet (Thái Lan)

Tàu sân bay hạng nhẹ của Thái Lan là tàu sân bay nhỏ nhất trong số các tàu sân bay đang hoạt động trên thế giới. Độ giãn nước của nó chỉ là 11,5 nghìn tấn quá "tí hon" so với 61 nghìn tấn của tàu sân bay Đô đốc Kuznhetsov của Nga hay 100 nghìn tấn của tàu sân bay Mỹ Gerald Ford.

Chiều dài của tàu sân bay này là 182 m (tương đương chiều dài 1 tuần dương hạm). Tàu được hạ thủy vào năm 1996 và trong vòng 10 năm nó được sử dụng để tuần tra khu vực đặc quyền kinh tế trên biển của Thái Lan, cũng như sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

Từ năm 2009, tàu gần như không rời khỏi cảng nước sâu Chak Samet và trở thành căn cứ cho các trực thăng SH-60 “Sea Hawk”.

Tàu sân bay São Paulo của Brazil.

Tàu sân bay São Paulo của Brazil

Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Brazil ban đầu nằm trong thành phần của Hải quân Pháp với tên gọi “Fosh” và được hạ thủy năm 1960.

Ở thời điểm được chuyển giao cho Hải quân Brazil, con tàu này đã qua 40 năm phục vụ cho Hải quân Pháp. Năm 2000, Hải quân Brazil mua con tàu này với giá 30 triệu USD. Mặc dù đã được Hải quân Pháp đại tu nhưng ở thời điểm năm 2000, con tàu này gần như hỏng không sửa chữa được. Các chuyên gia gọi việc Brazil mua con tàu sân bay này như là mua chiếc “phao” hơn là để phục vụ nhu cầu quân sự.

Phi đội chính trên tàu sân bay São Paulo là 14 tiêm kích-cường kích А-4 Skyhawk, các trực thăng vận tải và trực thăng chống tàu. Tuy nhiên, hạn chế khác của con tàu là việc tàu này thậm chí không thể sử dụng để giương cờ của Brazil trên vùng biển quốc tế. Gần như trong suốt giai đoạn hoạt động trong thành phần Hải quân Brazil, con tàu này gần như chỉ nằm trong xưởng sửa chữa. Theo kế hoạch, đáng ra con tàu này sẽ được đưa vào phục vụ cho Hải quân Brazil từ năm 2013 sau đợt đại tu nhưng lại xảy ra đám cháy nghiêm trọng trên tàu.

Kết quả là ngày 14/2/2017, con tàu này được cho “nghỉ hưu” vì việc dồn tiền vào phục vụ việc sửa sang con tàu được cho là không hợp lý về mặt kinh tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp là tàu tác chiến đầu tiên của Pháp có sử dụng động cơ hạt nhân. Với độ giãn nước 42 nghìn tấn, Charles de Gaulle chỉ chịu thua kém tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga và các tàu sân bay hiện đại của Mỹ.

Tàu được đưa vào thành phần tác chiến của Hải quân Pháp năm 2001. Chiến dịch tác chiến quy mô lớn đầu tiên mà Charles de Gaulle tham gia là chiến dịch tấn công và các vị trí của lực lượng khủng bố IS tại Syria hồi cuối năm 2015, hành động được cho là để trả đũa cho vụ khủng bố ngày 13/11/2015 tại thủ đô Paris.

Lực lượng tác chiến chính của Charles de Gaulle là các máy bay tấn công gồm 36 tiêm kích-cường kích “Super Ethandar” và “Rafale-M”. Ngoài ra, tàu còn mang theo 2 máy bay radar tầm xa Е2С-“Hokai” và 2 trực thăng tìm kiếm-cứu nạn AS-565MB “Panter”. Con tàu này được bảo vệ khá chắc chắn khỏi các mối đe dọa từ trên không: bảo vệ con tàu là các tổ hợp tên lửa “Aster-15”, “Sadral” và các tổ hợp pháo 20 mm GiatF2. Nói chung đây là một trong những con tàu có khả năng tác chiến mạnh nhất trong số các tàu cùng chủng loại.

Tàu Cavur của Italia

Tàu sân bay Cavur của Italia

Tàu sân bay Cavur với độ giãn nước 28 nghìn tấn được đưa vào thành phần tác chiến của Hải quân Italia từ năm 2009 và được coi là một trong các tàu sân bay “trẻ tuổi”.

Rất khó có thể coi đây là sân bay nổi vì Cavur chỉ có thể mang theo tất cả là 8 máy bay AV-8B Harrier II. Trong thời gian tới, tàu này sẽ được tái trang bị bằng các máy bay F-35B của Mỹ. Tuy nhiên, Cavur cũng có thể mang theo 12 trực thăng các loại và các lực lượng đổ bộ gồm: 415 lính thủy đánh bộ, gần 100 xe hoặc 24 xe tăng cơ bản, hoặc gần 50 xe bọc thép hạng nặng.

Ngoài ra, tàu này còn được trang bị 2 súng máy tự độ cỡ nòng 76,2mm có khả năng tấn công từ khoảng cách 8-20 km với tốc độ bắn 80 phát/phút. Mặc dù có hỏa lực khá mạnh như vậy nhưng chiến dịch lớn duy nhất con tàu này tham gia là chiến dịch nhân đạo để trợ giúp cho người dân Haiti bị tổn thất bởi trận động đất năm 2010.

Tàu sân bay Joan Carlos I của Tây Ban Nha

Tàu sân bay Joan Carlos I của Tây Ban Nha

Là một trong các tàu tác chiến mạnh mẽ nhất của Hải quân Tây Ban Nha nhưng khó có thể coi tàu Joan Carlos I là tàu sân bay thực sự. Theo phân loại của Tây Ban Nha, con tàu này được coi là “tàu của lực lượng chiến lược” và có khả năng giải quyết một loạt nhiệm vụ khác nhau. Con tàu này gần giống với tàu Wasp của Mỹ nhưng lại có đường băng cho máy bay.

Vũ khí chính của Joan Carlos I là 25 tiêm kích-cường kích AV-8 Harrier II. Tàu có 4 chỗ hạ cánh cho trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook và 1 chỗ đỗ cho trực thăng V-22 Osprey.

Tàu có độ giãn nước 27 nghìn tấn và có thể chở 1.200 lính thủy đánh bộ. Khoang chứa 2 tầng cho phép tàu mang theo đến 46 xe tăng Leopard 2E, 4 sà lan đổ bộ và thuyền đổ bộ. Vũ khí trên boong tàu có súng tự động 20 mm, các tổ hợp tên lửa tầm gần. Tàu hiện vẫn chưa tham gia tác chiến mà chỉ mới tham gia vào các cuộc tập trận của NATO.

Theo Infonet

TIN LIÊN QUAN