Mỹ mất phương hướng trước tác chiến điện tử của Su-57
Trong khi Mỹ chưa hiểu gì về hệ thống TCĐT Khibiny thì Nga lại tiếp tục tung ra hệ thống mới hiện đại hơn dùng cho Su-57 khiến đối thủ lo lắng.
Thông tin Nga phát triển hệ thống tác chiến điện tử (TCĐT) mới mang tên Himalaya được Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết, để tăng cường khả năng đối kháng điện tử cho tiêm kích thế hệ 5 Su-57, Moscow đang phát triển hệ thống Himalaya với thiết kế hoàn toàn khác biệt so với Khibiny hiện nay.
Theo nguồn tin này, sự khác biệt lớn nhất giữa Khibiny với Himalaya ở chỗ Khibiny được thiết kế dưới dạng contenơ treo dưới cánh, chiếm chỗ một điểm treo nhất định, trong khi đó Himalaya được tích hợp hoàn toàn vào máy bay và được chế tạo dưới dạng các bộ phận riêng lẻ của vỏ máy bay. Vì vậy, không ảnh hưởng đến khả năng mang vác vũ khí của máy bay được trang bị.
Tiêm kích Su-57. |
Điểm đặc biệt của hệ thống Himalaya là chúng được các kỹ sư Nga nghiên cứu và sản xuất theo nguyên tắc "vỏ thông minh" và cho phép thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ: trinh sát, tác chiến điện tử, định vị...
Thế mạnh của hệ thống Himalaya là chúng có khả năng gây nhiễu tích thụ động và chủ động với các loại tên lửa hiện đại, cũng như các trạm radar.
Dù mang trong mình sự khác biệt rất lớn với hệ thống Khibiny nhưng phần lớn thông tin về hệ thống Himalaya vẫn được Nga bảo mật.
Theo Thứ trưởng Yuri Borisov tiết lộ, hệ thống tác chiến điện tử mới này được phát triển để tích hợp lên tiêm kích thế hệ 5 Su-57 hoàn thành những thử nghiệm cuối cùng.
Nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, một khi được đưa vào trang bị, tiêm kích Su-57 với hệ thống Himalaya có thể hoạt động với tính năng của những chiếc máy bay gây nhiễu điện tử cỡ lớn chuyên dụng hiện nay của Không quân Nga.
Trong khi đó, theo lời Phó tổng giám đốc công ty Kret - ông Vladimir Mikheev - nhà sản xuất của Khibiny, hệ thống này có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn ở đầu cánh của máy bay, khiến cho các máy bay này trở nên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương.
Sau khi phi hành đoàn nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.
Vì vậy, Khibiny không hề thua kém Himalaya về tính năng đối kháng điện tử. Tuy nhiên, trong khi hệ thống mới được thiết kế để tích hợp vào máy bay thì Khibiny lại trung thành với thiết kế khá cũ khi treo bên ngoài.
Và đây được coi là sự khác biệt đầu tiên của 2 hệ thống tác chiến điện tử tối tân này. Khác biệt lớn nhất khiến Nga không tiếc tiền phát triển Himalaya chính là ở chỗ dù Khibiny làm việc khá hiệu quả nhưng hệ thống này chỉ bảo vệ được máy bay nào được trang bị, trong khi đó Himalaya với khả năng đặc biệt sẽ bảo vệ cho cả nhóm máy bay chiến đấu gần đó.
Đây chính là điều khiến Mỹ lo ngại nhất trên chiến đấu cơ Su-57 bởi chỉ với hệ thống Khibiny, hồi năm 2014, chiếc Su-24 của Nga đã khiến cho hệ thống tác chiến trên chiến hạm Aegis USS Donald Cook của Mỹ mất phương hướng hoàn toàn.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN |
---|