(Baonghean.vn) - Mỗi mùa lũ đến, củi, gỗ từ thượng nguồn theo nước sông Lam về xuôi. Đây cũng là dịp người dân xã Thanh Chi, Thanh An (Thanh Chương) bất chấp nguy hiểm đi vớt củi trôi trên sông.
|
Nước sông Lam ở vực Quánh (thuộc xóm Kim Thượng, xã Thanh Chi) thường chảy vòng quanh, nên gỗ củi trên nguồn về thường dạt vào đây. Hàng năm, người dân địa phương lại chờ đến ngày “hối” - nước lớn ở sông Lam để đi vớt củi. Ảnh: Huy Thư |
|
Họ thường dùng thuyền thúng - loại thuyền nhỏ, đan bằng tre chèo ra giữa sông, vừa lái theo dòng nước vừa vớt củi trong rác rều. Ảnh: Huy Thư |
|
Chèo thuyền nan đã khó, vớt củi giữa sông chảy xiết lại càng khó hơn. Theo người dân, mùa lũ năm nay củi nhiều hơn năm trước, chưa đầy 1 tiếng đồng, 2 người đã vớt được 1 thuyền nan đầy củi. Ảnh: Huy Thư |
|
Những người không có thuyền thì đứng trong bờ, ngâm mình dưới nước dùng sào để ngoặc củi. Họ chủ yếu vớt được củi nhỏ. Ảnh: Huy Thư |
|
Để kiếm được những cây lớn đòi hỏi người vớt củi phải có thuyền, phải liều mình, dám mạo hiểm. Ảnh: Huy Thư |
|
Gặp những khúc gỗ lớn, nhiều người phải phối hợp cùng nhau mới có thể đưa gỗ vào bờ. Ảnh: Huy Thư |
|
Những ngày mưa lớn, người dân ở đây đã chuẩn bị tư thế để vớt củi lụt. Ảnh: Huy Thư |
|
Bến Quánh ngày lụt ngổn ngang củi, gỗ. Mấy ngày sau vẫn chưa chuyển hết. Ảnh: Huy Thư |
|
Nhiều thân cây lớn đã vớt được, nhưng chưa đưa lên bờ được, người dân đành dùng dây thừng cột chằng vào nhau để khỏi bị trôi. Ảnh: Huy Thư |
|
Có người mang theo cưa tay, vớt được cây dài sẽ cưa ngay tại chỗ để sắp lên xe cho dễ. Ảnh: Huy Thư |
|
Nhiều gia đình huy động toàn lực đi vớt củi trên sông, kẻ trục vớt, người vận chuyển. Một người dân xã Thanh An cho biết: Chịu khó vớt củi lụt một chút, sẽ không phải đi rừng, không phải tốn tiền mua củi. Đợt lũ này, mỗi nhà dân ở đây cũng kiếm được vài ô tô củi, đun được cả năm. Ảnh: Huy Thư |
|
Những chuyến xe trâu chở củi lụt vượt qua những đoạn đường bãi lầy lội để về nhà. Ảnh: Huy Thư |
Huy Thư