4 dấu hiệu đáng sợ của phình mạch não

23/10/2017 16:20

Phình mạch não là một phần bị phồng lên hoặc phình ra của thành mạch máu do một điểm yếu trong thành... Nó có thể trở nên quá mỏng dẫn đến tự rò rỉ hoặc vỡ, làm máu chảy vào vùng xung quanh não gọi là vùng dưới màng nhện.

Đau đầu đột ngột, dữ dội

Trong phình mạch não, đau đầu có thể rất kinh khủng khiếp, thường được mô tả là cơn đau đầu kinh khủng nhất trong cuộc đời. Nguyên nhân? Máu rò rỉ gây kích thích vỏ não, gây đau. Nó không giống với đau đầu thông thường ở chỗ cơn đau xuất hiện đột ngột và rất dữ dội.

Song thị hoặc sụp mi đột ngột

Điều này có thể là do phình mạch to ra chèn ép vào dây thần kinh vận nhãn. Nếu bạn đột nhiên gặp vấn đề về mắt – song thị, sụp mi, cần đến ngay cơ sở y tế. Đây không phải là tình trạng có thể chờ đợi để xem diễn biến như thế nào.

Yếu hoặc tê nửa người hoặc nửa mặt

Một dấu hiệu khác là khi một nửa mặt hoặc một bên của cơ thể bắt đầu bị tê. Điều này xuất phát từ việc các cục máu đông nhỏ thoát ra khỏi phình mạch làm tắc nghẽn nhữngc mạch máu nhỏ đến những vùng quan trọng của não. Phình mạch cũng giống như một “mụn nước” lớn với thành mỏng có thể vỡ và khiến máu thoát ra ngoài.

Các vấn đề về tiêu hóa

Khi bị phình mạch não, người bệnh có thể buồn nôn hoặc nôn. Chảy máu và đau đầu có thể gây ra tình trạng này. Vì vậy đau đầu có thể xảy ra đầu tiên, tiếp đến là buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy. Những triệu chứng hay gặp khác bao gồm: chảy máu, chóng mặt, sợ ánh sáng và cứng gáy. "Tất cả đều liên quan đến chảy máu trong não hoặc trong một số trường hợp là tăng áp lực nội sọ hoặc phình mạch chèn ép vào các cấu trúc liên quan.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ góp phần vào sự hình thành phình mạch não bao gồm: Hút thuốc lá; cao huyết áp; tiền sử gia đình bị phình mạch não; tuổi trên 40; giới tính: so với nam giới phụ nữ tăng tỷ lệ mắc phình mạch não với tỷ lệ 3: 2; bị các rối loạn khác: hội chứng Ehlers-Danlos, bệnh thận đa nang, hội chứng Marfan, loạn sản xơ cơ (FMD); sử dụng ma túy, đặc biệt là cocaine; nhiễm trùng; khối u; chấn thương vùng đầu.

Điều trị phình mạch não

Một số phình mạch không vỡ có thể để lại theo dõi. Một số trường hợp khác cần phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Những trường hợp còn lại cần mổ mở để kẹp vùng mạch bị yếu.

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị phình mạch não không vỡ bao gồm thuốc kiểm soát huyết áp và các thủ thuật để ngăn ngừa vỡ mạch trong tương lai.

Các trường hợp phình mạch vỡ cần được điều trị cấp cứu.

Theo Dantri

TIN LIÊN QUAN