Tổng thống Trump mang 'đồ chơi' gì đến Việt Nam?

04/11/2017 20:25

Những chuyến thăm của tổng thống Mỹ tới các nước luôn đặt ra những yêu cầu rất cao và đặc biệt với chính quyền sở tại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump bước ra khỏi trực thăng Marine One, chuẩn bị lên Air Force One để bắt đầu chuyến công du tới một loạt các nước châu Á - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump bước ra khỏi trực thăng Marine One, chuẩn bị lên Air Force One để bắt đầu chuyến công du tới một loạt các nước châu Á - Ảnh: REUTERS

C-17 Globemaster III - chiếc siêu máy bay vận tải của không quân Mỹ, thi thoảng được ví như người báo tin, người tiền trạm cho các chuyến thăm của tổng thống Mỹ.

Kể từ khi được đưa vào biên chế năm 1995, C-17 nhận trách nhiệm chuyên chở mọi thiết bị cần thiết cho một chuyến công du nước ngoài của tổng thống Mỹ. Tổng khối lượng các thiết bị này có thể lên tới hàng trăm tấn, bao gồm cả trực thăng Marine One và các xe chuyên dụng, xe đặc chủng bảo vệ tổng thống.

Sự xuất hiện của C-17 tại các quốc gia không phải là bạn hàng quân sự của Mỹ thường là chỉ dấu dự báo cho sự sắp sửa có mặt của người đứng đầu Nhà Trắng.

Máy bay trong lòng máy báy

 Siêu máy bay vận tải C-17 - Ảnh: REUTERS
Siêu máy bay vận tải C-17 - Ảnh: REUTERS

Ngày 30/10/2017, những chuyến bay C-17 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, mang theo các thiết bị hậu cần chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam.

Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ đến dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng và thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trong nhiệm kỳ tại Hà Nội.

Trong một vài ngày tới, sẽ còn nhiều lượt C-17 đến Việt Nam để mang theo các thiết bị cần thiết. Xe Cadillac One, trực thăng Marine One nằm trong số các thiết bị bắt buộc phải có.

 Siêu máy bay vận tải C-17 - Ảnh: REUTERS
Siêu máy bay vận tải C-17 - Ảnh: REUTERS

Hiện vẫn chưa rõ loại Marine One nào sẽ được huy động để phục vụ ông Trump trong những ngày ở Việt Nam. Trực thăng Marine One gồm 2 loại VH-3D hoặc VH-60N thuộc Phi đội trực thăng 1 (HMX-1).

Việc tổng thống Mỹ có sử dụng Marine One hay không phụ thuộc vào lịch trình và địa điểm diễn ra các hoạt động. Nhưng các máy bay này bắt buộc phải có trong tất cả các chuyên công du nước ngoài của nhà lãnh đạo Mỹ.

Tổng thống Trump trong chuyến công du tới Israel đã sử dụng Marine One loại VH-60 để đến thành phố cổ Jerusalem hồi giữa năm nay.

Để đưa được Marine One lên C-17, người ta buộc phải tháo dỡ các cánh và một số bộ phận. Sau khi được C-17 đưa đến nơi an toàn, cánh sẽ được lắp lại và tiến hành các hoạt động bay thử, kiểm tra - Ảnh chụp màn hình NBC
Để đưa được Marine One lên C-17, người ta buộc phải tháo dỡ các cánh và một số bộ phận. Sau khi được C-17 đưa đến nơi an toàn, cánh sẽ được lắp lại và tiến hành các hoạt động bay thử, kiểm tra - Ảnh chụp màn hình NBC

Năm 2016, trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama, nhiều lượt C-17, với mỗi chuyến là hàng chục tấn hàng hóa, đã đáp xuống sân bay Nội Bài ở Hà Nội.

Với lịch trình hoạt động ở cả Hà Nội và TP.HCM khi đó, việc luân chuyển các thiết bị tiếp tục được giao cho phi đội C-17.

Năm ngoái, Mỹ sử dụng đến 3 chuyên cơ cho chuyến thăm của ông Obama: Air Force One (Không lực Một) chở Tổng thống, một chuyên cơ chở Ngoại trưởng Mỹ và một máy bay khác.

Hai chiếc Marine One được đưa tới Việt Nam hoàn toàn không cất cánh trong suốt thời gian ông Obama ở Việt Nam.

Chuyên cơ của ông Trump sẽ được đón tiếp như thế nào?

Năm phút trước khi đoàn chuyên cơ của Tổng thống Mỹ hạ cánh, một đường cất / hạ cánh sẽ được mở chỉ để phục vụ cho các chuyên cơ. Toàn bộ các máy bay và xe chuyên dụng trên sân bay tạm ngưng di chuyển. Đây là quy định chung về đảm bảo phục vụ các chuyên cơ.

Chỉ sau khi chuyên cơ cuối cùng trong đoàn rời khỏi đường băng, lăn bánh vào đường lăn, sân đậu thì đường băng mới mở cửa trở lại cho các hoạt động của máy bay thương mại.

Các chuyến bay thương mại không được sử dụng những đường lăn nối từ đường băng (hạ cất cánh) vào đến bãi đậu của chuyên cơ. Chỉ khi chuyên cơ đã lăn bánh vào khu vực đậu đường lăn này mới được mở cho máy bay thương mại sử dụng.

Theo Cục hàng không Việt Nam, kiểm soát viên không lưu được lựa chọn để phục vụ chuyến bay chuyên cơ phải có thời gian điều hành hoạt động bay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên tục từ 3 năm trở lên, không mắc các sai phạm gây uy hiếp an toàn bay trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nhiệm vụ, phải có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm xử lý tốt các tình huống bất trắc khi điều hành bay.

Năm 2016, khi chuyên cơ chở ông Obama đến Việt Nam, việc điều hành bay hoàn toàn do Việt Nam đảm trách. Phía Mỹ khi đó chỉ tham gia giám sát.

Các xe tiếp nhiên liệu cho chuyên cơ khi đó được an ninh Mỹ kiểm tra, niêm phong và "giam lỏng" cho đến khi chiếc Air Force One chở Tổng thống Mỹ hạ cánh an toàn xuống sân quốc tế Nội Bài.

Vị trí đậu chuyên cơ được bảo vệ và cách ly. Lần đó, sân bay quốc tế Đà Nẵng được chọn là sân bay dự phòng cho hai sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong trường hợp cần kíp để chuyên cơ Mỹ hạ cánh.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ tháp tùng Tổng thống Trump trong chuyến công du dài 11 ngày tới châu Á. Theo thông tin mới nhất từ Nhà Trắng, ông Trump đã quyết định ở Philippines thêm một ngày để dự Hội nghị cấp cao Đông Á.

Theo Kienthuc.net.vn

TIN LIÊN QUAN