Nhận diện khuôn mặt không an toàn bằng dùng vân tay?

17/11/2017 17:40

Trong buổi giới thiệu về công nghệ vượt qua Face ID (nhận diện khuôn mặt) trên iPhone X, đại diện Bkav đã nhận định: “Face ID của Apple thua kém công nghệ của Samsung, và đều không bằng nhận dạng vân tay”.

Nhận diện khuôn mặt không an toàn bằng dùng vân tay?
Nhận diện khuôn mặt không an toàn bằng dùng vân tay?

Với sự ra đời của Face ID trên thế hệ iPhone X, các chuyên gia của Apple hy vọng hệ thống này sẽ thay thế được công nghệ mã hóa bảo mật hiện nay mà hệ thống nhận diện vân tay là tiêu biểu nhất. Thế nhưng, trong buổi công bố nguyên lý, cách thức tìm ra lỗ hổng của hệ thống nhận diện khuôn mặt - Face ID của iPhone X, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng khẳng định: “Công nghệ Face ID không an toàn như Apple tuyên bố”.

Chiếc mặt nạ được tạo nên nhờ kết hợp kỹ thuật in 3D, ảnh 2D, một vài xử lý đặc biệt, “thậm chí phần má còn được chế bằng băng dính 2 mặt, mua 10.000 đồng ở cửa hàng tạp hoá”, ông Quảng nói.

Theo lãnh đạo Bkav, công nghệ Face ID của Apple nói riêng và công nghệ về nhân diện khuôn mặt nói chung vẫn chưa đủ trưởng thành sau 10 năm phát triển.

Nếu Apple không có điều chỉnh thì Face ID trên iPhone X có lẽ còn kém hơn công nghệ nhận dạng mống mắt Iris Scanner của Samsung vì ít nhất công nghệ này, mặc dù có thể bị đánh lừa bởi mặt nạ, nhưng vẫn còn có thể phân biệt các cặp sinh đôi. Còn Face ID thì không. Cho đến nay, vân tay vẫn là công nghệ tốt nhất về sinh trắc học.

Cơ chế đánh lừa Face ID của Bkav vẫn là câu hỏi đối với các trang công nghệ thế giới. Ảnh: Trần Hoàng
Cơ chế đánh lừa Face ID của Bkav vẫn là câu hỏi đối với các trang công nghệ thế giới. Ảnh: Trần Hoàng

Tuy nhiên, ngay cả công nghệ bảo mật sử dụng cảm biến vân tay cũng bị vượt qua dễ dàng trong vòng… 5 phút.

Cty Vkansee, có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã thử nghiệm với 1 khuôn đúc và đất sét. Chỉ trong vài lần thử, họ đã có thể mở khoá điện thoại dễ dàng.

Một điểm đáng chú ý mà người dùng nên quan tâm đó là bảo mật vân tay sẽ không phát huy sự hiệu quả khi bạn đang ngủ, say rượu... thì việc người khác sử dụng chính ngón tay của bạn để mở khóa là điều khá dễ dàng. Rõ ràng khi đó, rất nhiều thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ, thậm chí cả những app thanh toán ngân hàng.

Đối với cách bảo mật thủ công nhất, cũng được coi là bảo mật nhất là nhập mật mã gồm các con số vào điện thoại. Tuy vậy, đây chỉ là tính toán về mặt lý thuyết, bởi nếu hacker chỉ cần theo dõi bạn khi nhập mật khẩu thì cách bảo mật bằng mật mã cũng nhanh chóng bị vô hiệu.

Để đảm bảo an toàn cho chiếc smartphone của mình, hãy cẩn thận khi đưa điện thoại cho người khác; dùng một số ứng dụng bảo mật (mật khẩu riêng cho dữ liệu quan trọng, xoá sạch dữ liệu…) khi không may làm mất điện thoại;

Khi sử dụng các ứng dụng crack không rõ nguồn gốc… Không hề có chiếc smartphone nào bảo mật tốt nhất thế giới, cho dù bạn đang sở hữu những chiếc smartphone tốt nhất hiện nay được hỗ trợ bảo mật vân tay, quét võng mạc... thì cũng chưa chắc đảm bảo được an toàn tuyệt đối. Yếu tố then chốt chính là thói quen sử dụng của người dùng.

Theo TPO

TIN LIÊN QUAN