Những quan chức ngành dầu khí trên thế giới bị cáo buộc tham nhũng

12/12/2017 06:30

(Baonghean.vn) - Trên thế giới, các tập đoàn dầu khí lớn ở các nước như Trung Quốc, Brazil, Venezuela... đều từng là "trận địa" của nhiều quan chức cấp cao bị cáo buộc tham nhũng.

1. Cựu tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva

Luiz Inacio Lula da Silva, 71 tuổi, là tổng thống thuộc tầng lớp lao động đầu tiên ở Brazil, Theo các công tố viên Brazil, ông Lula bị cáo buộc nhận 3,7 triệu real (1,2 triệu USD) tiền hối lộ từ công ty kỹ thuật OAS SA. Số tiền này được OAS SA dùng để tân trang một căn hộ ở bãi biển cho ông Lula, đổi lại công ty này được hỗ trợ giành các hợp đồng từ tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobras. Các công tố viên còn cáo buộc ông Lula đứng sau nạn tham nhũng kéo dài, mà sau đó đã bị phanh phui trong một cuộc điều tra về các khoản lại quả liên quan đến Petrobras.
Luiz Inacio Lula da Silva, 71 tuổi, là tổng thống thuộc tầng lớp lao động đầu tiên ở Brazil, Theo các công tố viên Brazil, ông Lula bị cáo buộc nhận 3,7 triệu real (1,2 triệu USD) tiền hối lộ từ công ty kỹ thuật OAS SA. Số tiền này được OAS SA dùng để tân trang một căn hộ ở bãi biển cho ông Lula, đổi lại công ty này được hỗ trợ giành các hợp đồng từ tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobras. Các công tố viên còn cáo buộc ông Lula đứng sau nạn tham nhũng kéo dài, mà sau đó đã bị phanh phui trong một cuộc điều tra về các khoản lại quả liên quan đến Petrobras.

2. Cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff

Bị phế truất vào tháng 9/2016 vì một loạt tội danh như lạm quyền, vi phạm luật ngân sách để tranh cử..., cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng bị quy trách nhiệm cho các thiệt hại bà gây ra hồi còn làm chánh văn phòng của Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras. Ngày 11/10, Tòa án kiểm toán liên bang Brazil (TCU) đã phong tỏa tài sản của cựu Tổng thống nước này Dilma Rousseff với cáo buộc về vai trò của bà trong thỏa thuận hồi năm 2006 khi tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras mua một nhà máy lọc dầu ở thành phố Pasadena thuộc bang Texas của Mỹ.
Bị phế truất vào tháng 9/2016 vì một loạt tội danh như lạm quyền, vi phạm luật ngân sách để tranh cử..., cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng bị quy trách nhiệm cho các thiệt hại bà gây ra hồi còn làm chánh văn phòng của Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras. Ngày 11/10/2017, Tòa án kiểm toán liên bang Brazil (TCU) đã phong tỏa tài sản của cựu Tổng thống nước này Dilma Rousseff với cáo buộc về vai trò của bà trong thỏa thuận hồi năm 2006 khi tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras mua một nhà máy lọc dầu ở thành phố Pasadena thuộc bang Texas của Mỹ.

3.Cựu lãnh đạo Trung Quốc Chu Vĩnh Khang

Chu Vĩnh Khang, sinh năm 1942, là 1 lãnh đạo cao cấp về hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vòng 10 năm, sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang đã thăng tiến nhanh một cách chóng mặt từ ngành dầu khí tới lãnh đạo cả bộ máy an ninh, trước khi bị hạ gục trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng tài sản nhà họ Chu nắm giữ có giá trị khoảng 90 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 14,5 tỷ USD. Tài liệu của New York Times cho thấy con trai ông, chị em dâu và thông gia nắm giữ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD, phần lớn là từ ngành dầu khí Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang, sinh năm 1942, là 1 lãnh đạo cao cấp về hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vòng 10 năm, sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang đã thăng tiến nhanh một cách chóng mặt từ ngành dầu khí tới lãnh đạo cả bộ máy an ninh, trước khi bị hạ gục trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng tài sản nhà họ Chu nắm giữ có giá trị khoảng 90 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 14,5 tỷ USD. Tài liệu của New York Times cho thấy con trai ông, chị em dâu và thông gia nắm giữ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD, phần lớn là từ ngành dầu khí Trung Quốc.

4. Cựu Bộ trưởng Năng lượng và Dầu khí Venezuela

Venezuela là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và ngành “vàng đen” cũng không tránh khỏi nhũng “ung nhọt”. Nước này vừa triển khai một đợt truy quét tham nhũng lớn với 65 quan chức cấp cao bị bắt giữ. Trong đó có cựu Bộ trưởng Năng lượng và Dầu khí Eulogio del Pino. Ông Pino bị cáo buộc
Venezuela là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và ngành “vàng đen” cũng không tránh khỏi nhũng “ung nhọt”. Nước này vừa triển khai một đợt truy quét tham nhũng lớn với 65 quan chức cấp cao bị bắt giữ. Trong đó có cựu Bộ trưởng Năng lượng và Dầu khí Eulogio del Pino. Ông Pino bị cáo buộc "cố tình thay đổi số liệu sản xuất dầu mỏ". Các cuộc bắt giữ nằm trong chiến dịch nhằm "triệt phá nhóm đang tàn phá ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela". Trong video đăng trên Twitter trước khi bị bắt, del Pino gọi cáo buộc nhằm vào ông là "một vụ tấn công phi lý".

5. Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Venezuela Nelson Martinez

Martinez bị tố cáo liên quan đến nghi án gian lận tại Citgo, chi nhánh của Tập đoàn Dầu khí Venezuela ở Mỹ. Tổng Công tố Brazil nêu rõ ông Martínez bị bắt bởi cáo buộc đã ký một hợp đồng tái cơ cấu nợ của Citgo mà không thông báo cho Chính phủ. Trước đó, các nhà chức trách Venezuela cũng đã bắt giam Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch Citgo, bởi trong hợp đồng nói trên toàn bộ tài sản của chi nhánh này đã được sử dụng làm thế chấp. Ông Saab cũng cho biết các quan chức cấp cao Citgo khai rằng chính ông Martínez là người đã đàm phán hợp đồng và việc làm này “tổn hại nghiêm trọng tới nguồn tài sản quốc gia”.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Venezuela Nelson Martinez bị tố cáo liên quan đến nghi án gian lận tại Citgo, chi nhánh của Tập đoàn Dầu khí Venezuela ở Mỹ. Ông Martínez bị bắt bởi cáo buộc đã ký một hợp đồng tái cơ cấu nợ của Citgo mà không thông báo cho Chính phủ. Trước đó, các nhà chức trách Venezuela cũng đã bắt giam Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch Citgo, bởi trong hợp đồng nói trên toàn bộ tài sản của chi nhánh này đã được sử dụng làm thế chấp. Ông Saab cũng cho biết các quan chức cấp cao Citgo khai rằng chính ông Martínez là người đã đàm phán hợp đồng và việc làm này “tổn hại nghiêm trọng tới nguồn tài sản quốc gia”.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN