Suy giảm chức năng gan và những triệu chứng thường gặp
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh. Về cơ bản, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế. Hơn thế nữa, gan đóng vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra). Gan chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. Ngoài ra, gan còn giúp ổn định các cảm xúc của con người.
Gan cũng như các cơ quan khác có thể bị tàn phá bởi virut, vi khuẩn, các loại bênh tật. Rối loạn chức năng gan là một vấn đề rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Thông thường phải qua xét nghiệm máu thì người bệnh mới phát hiện ra gan của mình bị suy giảm chức năng.
Khi gan suy giảm chức năng, sẽ gây nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe con người có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác. Vì vậy, hãy cảnh giác với bệnh gan nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lạ.
3 dấu hiệu suy giảm chức năng gan
Hội chứng vàng da. Vàng da là biểu hiện đầu tiên khi gan bị tổn thương. Vàng da sinh lý: thường gặp khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.
Vàng da bệnh lý: biểu hiện ở 3 giai đoạn như sau:
Vàng da trước gan (trước khi mật được tạo thành bởi gan): Do sự phá hủy hồng cầu làm tăng lượng hemoglobin quá mức khiến cho gan quá tải và không có khả năng liên hợp cũng như bài tiết tất cả Bilirubin dẫn đến chất này tăng lên trong máu và gây vàng da.
Vàng da tại gan: Khi cơ thể mắc các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan… khiến cho gan vượt quá khả năng chuyển hóa và đào thải Bilirubin dẫn đến vàng da.
Vàng da sau gan (sau khi mật được tạo ra trong gan): Do tắc nghẽn mật nên gan không cho bài tiết theo đường mật vào ruột dẫn đến vàng da.
Men gan cao: Nguyên nhân gây men gan cao trên 40 UI/L có thể do: Uống nhiều rượu bia nhiều và kéo dài, nhiễm độc thảo dược, nhiễm độc thực phẩm, viêm gan virus, gan nhiễm mỡ… Biểu hiện: Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn chức năng tiêu hóa… Men gan cao dự báo sẽ giảm dần tuổi thọ. Tình trạng này kéo dài nguy cơ biến chứng như xơ gan, ung thư gan.
Mẩn ngứa, mụn nhọt. Nguyên nhân: Gan làm nhiệm vụ trung hòa độc tố và đào thải muối mật, nếu chức năng gan bị suy giảm, những tác nhân này bị tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng và mẩn ngứa. Biểu hiện: Ngứa có thể khu trú chỉ ở một vùng da hoặc lan tỏa toàn thân. Ngứa có thể thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng cũng có thể kéo dài liên tục nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Bệnh nhân có cảm giác ngứa trên da nhưng nếu không gãi thì một lúc sau ngứa cũng mất đi.
4 bệnh thường xảy ra với gan
- Bệnh suy gan: Suy gan là tình trạng chức năng gan của người bệnh bị suy giảm hoặc mất hẳn do Viêm gan virus A, B, C, D…; sử dụng liên tục và trong thời gian dài một số loại thuốc như paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid, ngộ độc do nấm; sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài. Biểu hiện:Vàng da, vàng mắt; buồn nôn và nôn; mệt mỏi, sức khỏe suy giảm; khó tập trung, mất phương hướng; hay buồn ngủ, sưng bụng, dễ chảy máu… Biến chứng: Nếu không điều trị sớm bệnh để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: Viêm gan virus, xơ gan thậm chí ung thư gan.
- Bệnh gan nhiễm mỡ: Khi men gan tăng cao một cách đột ngột và bất thường, gan sẽ bị “khô” và không tiết dịch, hay còn gọi là bệnh khô gan. Biểu hiện: Người mệt mỏi, kiệt sức, vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm…Bạn nên đi khám để phòng biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh viêm gan: Do người bệnh bị lây nhiễm Virus viêm gan A, B, C, D… Biểu hiện: Giai đoạn đầu gây xơ gan, làm suy giảm chức năng gan, người mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Khi ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.
- Bệnh khô gan: Do lượng mỡ tích tụ trong gan lâu ngày gây rối loạn chuyển hóa gan. Biểu hiện: Đau, tức hoặc nặng vùng bụng. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng như: vàng da, chán ăn, cơ thể suy nhược, đau bụng, buồn nôn… Biến chứng: Nếu không điều trị kịp thời thì 50% số người bệnh gan nhiễm mỡ sẽ bị xơ hóa trong số đó có tới 15% bệnh nhân sẽ tiến triển thành xơ gan và 4% bệnh nhân sẽ bị ung thư gan.
Phòng và điều trị các bệnh gan thường gặp
Khi phát hiện một trong những bệnh lý trên, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với một số biện pháp đơn giản hàng ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ bảo vệ gan tốt hơn như:
Ăn nhiều rau tươi có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải xanh, rau ngót.Và ăn các loại quả như: quả óc chó, quả bơ, quả mọng… và uống 2 lít nước/ngày.
Hạn chế đồ ăn cay vì chúng rất dễ làm cho hệ tiêu hóa bị “nóng”, gây mất cân bằng chức năng gan.
Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
Quan trọng nhất, bắt buộc phải tuân thủ, hạn chế thức uống có cồn, gas, chất kích thích như rượu bia, cà phê…
Theo Nông nghiệp
TIN LIÊN QUAN |
---|