Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó siêu bão số 16

24/12/2017 20:13

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang trực tiếp chỉ đạo hội nghị trực tuyến về công tác triển khai ứng phó với bão số 16, tên quốc tế là bão Tembin.

Chiều 24/12, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang trực tiếp chỉ đạo hội nghị trực tuyến về công tác triển khai ứng phó với bão số 16, tên quốc tế là bão Tembin.

Đây là cơn bão mạnh, trái quy luật khi đổ bộ vào cuối năm, tốc độ di chuyển rất nhanh.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai và nhiều lãnh đạo một số bộ, ngành; lãnh đạo 13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, 5 tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang trực tiếp chỉ đạo hội nghị trực tuyến về công tác triển khai ứng phó với bão số 16, tên quốc tế là bão Tembin.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang trực tiếp chỉ đạo hội nghị trực tuyến về công tác triển khai ứng phó với bão số 16, tên quốc tế là bão Tembin.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện bão số 16 đang ảnh hưởng trực tiếp tới Côn Đảo. Tối và đêm 25/12, bão ảnh hưởng trực tiếp tới vùng ven biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với gió mạnh cấp 11, giật cấp 14. Sau đó tiếp tục gây nguy hiểm cho vùng biển Cà Mau-Kiên Giang và các địa phương trong đất liền với gió cấp 8, giật cấp 11.

Cơn bão này trước khi đổ vào Việt Nam đã càn quét vào Philipines, làm chết gần 200 người và hơn 160 người mất tích.

Đây là cơn bão bất thường, trái quy luật, có khả năng đổ vào vùng rất ít xảy ra bão, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm ứng phó với bão còn rất hạn chế.

Vùng biển bão đi qua có tàu thuyền hoạt động rất nhiều, nhất là tàu thuyền ven bờ và trên sông. Vùng biển này có nhiều đảo với số lượng lớn ngư dân sinh sống.

Còn trên đất liền, vùng bão đi qua có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt vùng có nhiều nhà dân ở ven sông, ven biển, trên các cù lao không có khả năng chống chịu với bão, thiếu nơi khu trú; bờ biển, vùng cửa sông có 18 điểm đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nhiều công trình đang thi công.

Khu vực dự báo bão đổ bộ ít khi có bão lớn; cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu còn hạn chế; dân cư vùng cửa sông, ven biển đông đúc, ít có kinh nghiệm ứng phó với bão, thậm chí một số nơi có tư tưởng chủ quan; hoạt động kinh tế khá lớn, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, du lịch.

Một số tuyến đê biển mới được củng cố, tu bổ chống với bão cấp 9, triều cường 5%, với tổng chiều dài 276 km (tổng số 774 km bờ biển) thấp hơn cường độ bão đổ bộ.

Hiện có 23 vị trí trọng điểm xung yếu từ Bà Rịa Vũng Tầu đến Cà Mau. Các hồ chứa trong khu vực đã đầy nước do mưa lớn trong thời gian vừa qua.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, các địa phương đã hoàn thành việc tổ chức cấm biển từ 16h00 ngày 23/12/2017.

Về kêu gọi tầu thuyền: Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.120 phương tiện với 343.163 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Trong đó đã neo đậu tại bến 60.741 tàu cùng 297.096 người. Neo đậu tại khu vực quần đảo Trường Sa là 13 tàu với 149 người. Số tàu xin vào tránh trú bão tại Malaixia; Thái Lan là 114 tàu với 811 người.

Về công tác sơ tán dân, 4 tỉnh, thành phố đã có báo cáo, di dời được 13.564 người trong tổng số 853.604 người thuộc 9 tỉnh có kế hoạch di dời. Trong đó, Bình Dương đã di dời 1.638 trong tổng số 3.998 người đạt 24%; TP Hồ Chí Minh 4.926/4.926 người đạt 100%. Bạc Liêu di dời được 7.000 trong tổng số 350.634, người đạt 2%. Các tỉnh khác đang tổng hợp, chưa có số liệu báo cáo./.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN