|
Với người Mông ở Nghệ An, khi có cháu ngoại đầu lòng, tùy theo điều kiện gia đình, ông bà ngoại cháu bé sẽ phải đón cháu về để làm lễ cầu may. Ảnh: Đào Thọ |
|
Nếu điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp có thể chờ để tổ chức cho nhiều cháu một lần. Những lễ vật được chuẩn bị cũng phải tương ứng với số cháu. Trong ảnh: Người Mông tổ chức cầu may cho 2 cháu ngoại với lễ vật là 2 con gà và 2 cây hương. Ảnh: Đào Thọ |
|
Thầy mo được mời đến làm lễ và cúng ngay trước cửa ra vào để đón tổ tiên, thần linh vào nhà phù hộ cho đứa trẻ. Ảnh: Đào Thọ |
Clip Lễ cầu may cho cháu ngoại của người Mông.
|
Lợn được làm thịt để mời họ hàng, làng bản. Một phần thịt được để lại dành cho rể đem về báo cáo với gia đình bên nội rằng, ông bà ngoại đã tổ chức xong lễ cho trẻ. Ảnh: Đào Thọ |
|
Bà ngoại có nhiệm vụ nấu ăn và lo thực phẩm cho toàn bộ buổi lễ. Ảnh: Đào Thọ |
|
Ngồi vào bàn tiệc, mọi vòng rượu đều phải hỏi qua ý kiến của con rể để thể hiện sự tôn trọng người bố của bé. Ảnh: Đào Thọ |
|
Hai chiếc đùi gà, hai quả trứng cùng chỉ buộc tay màu trắng cũng được chuẩn bị sẵn để mọi người cầu may cho bé. Ảnh: Đào Thọ |
|
Kết thúc buổi lễ, đứa trẻ được buộc chỉ tay. Nếu người Thái dùng chỉ tay màu đen thì người Mông lại quan niệm rằng, chỉ tay màu trắng thể hiện sự tinh khiết của tâm hồn và mang lại sự may mắn. Ảnh: Đào Thọ |
Đào Thọ