Mỹ chậm chân khi phát triển vũ khí hạt nhân mini
Để đối phó với Nga, Mỹ không ngần ngại công khai kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân mini của mình. Tuy nhiên, Mỹ đã chậm chân trong lĩnh vực này.
Nga là mục đích
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan, Lầu Năm Góc vừa công bố kế hoạch đa dạng hóa vũ khí hạt nhân và phát triển các loại bom nguyên tử mới có kích thước nhỏ hơn với mục tiêu để đối phó với Nga. Bản kế hoạch nằm trong Chương trình Đánh giá Tình hình Hạt nhân (NPR).
Lý do ra đời chương trình này bởi Lầu Năm Góc lo ngại rằng vũ khí hạt nhân của họ không còn hiệu quả với Moscow vì chúng có kích thước quá lớn, đồng thời lập luận việc phát triển những vũ khí mới có kích thước nhỏ hơn sẽ giải quyết được vấn đề này.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cho biết vũ khí hạt nhân đã đảm bảo sự an toàn cho Mỹ trong suốt 70 năm qua. Ông này khẳng định trong một cuộc họp báo tại Washington: "Chúng ta không thể để nó lỗi thời được".
Bom hạt nhân B61-12 của Mỹ. |
Cùng với Thứ trưởng Patrick Shanahan, ông Hans Kristensen, Giám đốc Kế hoạch Vũ khí hạt nhân thu nhỏ trực thuộc Liên hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cũng cho biết, cơ quan này đang lên kế hoạch phát triển loại vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ dùng cho Không quân nước này.
Vị giám đốc này cho biết, những quả bom hạt nhân cỡ nhỏ này chỉ có đương lượng nổ dưới 20 kiloton, điều đó có nghĩa một vụ nổ thậm chí sẽ cách khu vực kích nổ hơn 1km. Với thế hệ vũ khí này sẽ cho phép Tổng thống Mỹ thêm nhiều lựa chọn tấn công hủy diệt vào mục tiêu có diệt tích nhỏ thay vì trên diện rộng như trước đây.
Điểm đặc biệt trong kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ của Mỹ theo ông Hans Kristensen là không chỉ có vũ khí mà những vũ khí thế hệ cũ cũng có thể dễ dàng hoán đổi thành vũ khí hạt nhân mini này.
Vị giám đốc này cho biết khi nói về kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ: "Trong trường hợp Mỹ chỉ có lựa chọn với vũ khí năng lượng cao tạo ra mức độ giết chóc vô trách nhiệm, Tổng thống không chấp nhận điều đó, thì chúng ta không thể đề xuất cho ngài sự lựa chọn tấn công hạt nhân như vậy.
Nếu Mỹ chỉ có vũ khí hạt nhân để đáp lại một vụ tấn công, thì đó vẫn là một vụ tấn công hạt nhân thảm khốc. Trong trường hợp đáp trả bằng một loại vũ khí thông thường sẽ không có tính chất răn đe như tuyên bố", ông này nói.
Theo Hans Kristensen, đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ cần sớm bắt tay vào phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ. Loại vũ khí này bước đầu sẽ được trang bị cho Không quân và sẽ được dùng cho những lượng khác sau đó.
Mỹ đi sau
Trước khi Mỹ công bố kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân mini, hầu hết các quốc gia được cho là có sở hữu vũ khí hạt nhân đã bắt tày vào phát triển loại vũ khí này và đã có những thành công nhất định.
Theo tờ Bưu điện Washington, Pakistan đang phát triển các vũ khí hạt nhân chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. Các vũ khí này đủ nhỏ nhẹ để có thể được phóng từ các tàu chiến hay tàu ngầm.
Nếu Hải quân sở hữu đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ sẽ cho phép Pakistan bố trí phân tán vũ khí hạt nhân của họ trên cả đất liền, cũng như trên biển, nhờ đó có thể duy trì khả năng hạt nhân tốt hơn.
Nguồn tin này cho biết thêm, cơ sở để Pakistan tin vào tương lại có thể sở hữu những đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ là Pakistan đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa hạt nhân Babur. Loại tên lửa được chế tạo trong nước có thể tấn công mục tiêu trên biển và đất liền trong phạm vi 640 km.
Không chỉ Pakistan tập trung phát triển loại vũ khí này mà hiện nay một quốc gia Nam Á khác là Ấn Độ cũng đang phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ. Được biết hiện nay Ấn Độ đang trong quá trình thử nghiệm loại tên lửa BrahMos mini (BrahMos-M) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân dành cho chiến đấu cơ.
Dù không tiết lộ về chương trình vũ khí hạt nhân của mình nhưng Trung Quốc đã tuyên bố, khi nước này được trang bị tiêm kích Su-35 mua từ Nga, những tiêm kích này sẽ được trang bị loại vũ khí cỡ nhỏ mang đầu đạn hạt nhân.
Với cuộc đua phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ của các nước, Triều Tiên quyết không đứng ngoài cuộc. Trang International Business Times trích dẫn một nguồn tin từ Triều Tiên cho biết, Bình Nhưỡng đã bí mật thành lập đơn vị quân đội đặc biệt, trong đó bao gồm các binh lính tinh nhuệ được trang bị "ba lô hạt nhân" nặng từ 9 đến 30kg.
"Ba lô này có thể tạo ra vụ nổ không lớn nhưng đủ làm tàu sân bay của đối phương lật úp. Ngoài ra, nó sẽ bao gồm các vật liệu hạt nhân để xịt vào kẻ thù. Một khi uranium bị xịt ra một khu vực nào đó, nơi đó cũng không thể sinh sống trong hàng thập kỉ do nhiễm độc phóng xạ. Đây cũng có thể được coi như một loại vũ khí tâm lí nhằm giúp cho binh lính Triều Tiên không sợ chiến tranh", nguồn tin trên cho hay.
Trong cuộc đua phát triển vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ, Nga không thể đứng ngoài cuộc. Moskva đã cho ra đời tên lửa Kh-101 có kích thước nhỏ gọn nhưng có sức mạnh hủy diệt cực lớn. Kh-101 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga có tính năng rất cao, Kh-101 có thể mang đầu đạn thông thường nặng 400 kg và cả đầu đạn hạt nhân có tầm bắn lên đến 9.600 km.
Rõ ràng các quốc gia hạt nhân đang tập trung vào phát triển vũ khí cỡ nhỏ cho thấy loại vũ khí này có thể phát huy hiệu quả tác chiến cao so với những loại vũ khí có kích thước cỡ lớn trong chiến tranh hiện đại. Vì vậy nó có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường.