Phát hiện nhanh hàng thật - hàng giả qua mã vạch

Ngọc Anh 10/02/2018 12:32

(Baonghean.vn) - Để giúp dễ dàng phân biệt được hàng thật - giả, người mua có thể xem các dãy mã số mã vạch in trên sản phẩm.

Mã vạch (Barcode) và ý nghĩa

mã vạch

Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần phải có mã vạch. Mã vạch cũng như là “chứng minh nhân dân” của hàng hóa, giúp người mua phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.

Mã vạch của hàng hóa gồm hai phần: mã số của hàng hóa để con người nhận diện; mã vạch dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.

Mã vạch có 2 chuẩn thông dụng: chuẩn UPC-A và chuẩn EAN

Chuẩn UPC-A là hàng Mỹ 100% ; chuẩn này dành riêng cho thị trường Canada và Mỹ.

Chuẩn EAN: được dùng cho thị trường châu Âu, châu Á và nhiều quốc gia khác.

Ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN International) với 13 con số, chia làm 4 nhóm :

Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).

Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.

Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.

Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số kiểm tra.

  • Vì sao mã vạch có thể giúp kiểm tra và phân biệt hàng thật - hàng giả?

  • mã vạch
    • Mã vạch không phải do doanh nghiệp tự nghĩ ra mà phải đăng ký và được cấp phép bởi tổ chức mã số mã vạch GS1. Doanh nghiệp không đăng ký mã vạch tức là kinh doanh không minh bạch.

      Chất lượng mã vạch tốt có nghĩa là mã vạch đó được in trên bao bì dễ nhận biết, đọc nhanh. Mã vạch là biểu tượng của sản phẩm đó, sản phẩm tốt thì có nhãn mác tốt, đầy đủ.
      • Một sản phẩm đáng tin cậy thì thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp phải đầy đủ và rõ ràng.
    • Cách tính số kiểm tra mã vạch EAN-13 con số

  • mã vạch
    • Mã vạch có 2 loại: mã 8 con số và mã 13 con số, cả 2 mã đều có cách nhận biết giống nhau.
    • Cách ghi nhớ đơn giản là "chẵn nhân ba cộng lẻ” sau đó cộng với số cuối cùng, nếu tổng có đuôi là số 0 là hàng thật, còn nếu khác 0 là giả.

    • Đầu tiên, để biết xuất xứ của mặt hàng chỉ cần xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch. Ví dụ: 3 chữ số đầu là 893 mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam; nếu mã vạch bắt đầu là 690,691,692,693 là hàng Trung quốc; 880 là của hàng Hàn Quốc; 885 là của Thái Lan......

  • mã vạch

    Tiếp đến, khi đã biết xuất xứ ở đâu, cách kiểm tra hàng thật - giả, hàng là lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 - đây là số để kiểm tra, đối chiếu)

  • Ví dụ: Cách tính mã vạch của Hàn Quốc (880)

    Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=8+0+0+3+5+4 = 20

    Tổng các con số hàng chẵn: B=8+9+1+3+0+2=23

    Ta lấy: C = A + B*3 = 20+ 23*3= 109

    Sau đó lấy số này cộng với con số thứ 13, nếu số này có đuôi bằng 0 thì là hàng thật, nếu đuôi của tổng này khác 0 chắc chắn đây là hàng giả, hàng nhái.

    D= C + 1 ( con số ở vị trí cuối cùng) = 109+1=120, con số này có đuôi bằng 0 mình có thể kết luận đây là hàng thật.

  • Lưu bảng số mã vạch các quốc gia vào điện thoại để khi mua hàng dễ kiểm tra

mã vạch

Một số vấn đề lưu ý:

Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in..., Made by...” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được, việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.

Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng.

Ngọc Anh