Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh tét không bị mốc ngày Tết

Hoa Lê 15/02/2018 08:50

(Baonghean.vn) - Vào dịp Tết mọi nhà đều chuẩn bị rất nhiều bánh chưng để ăn Tết, nhưng tình trạng bị mốc bánh do trong quá trình gói không đảm bảo yêu cầu hay do thời tiết là vấn đề vẫn thường xảy ra. Vậy làm thế nào để bảo quản chúng khỏi bị mốc?

  • Hiện tượng bánh chưng, bánh tét bị mốc là hiện tượng bánh trong thời tiết Tết có nhiều nắng nóng, ẩm làm nấm mốc phát triển. Bánh bị mốc dễ dàng phát hiện ra bằng mắt thường, ở lớp vỏ hoặc bên trong bánh có những mảng nấm mốc màu trắng, xanh xuất hiện, có mùi chua.

  • Cách bảo quản bánh không bị mốc sau Tết

  • Ảnh minh họa.
    Ảnh minh họa.

    - Gói bánh chắc tay, không quá chặt cũng không quá lỏng. Không nên gói bánh quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, bánh cứng, ăn không ngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc.

  • - Bánh cần luộc kĩ để bánh chín đều và gạo nếp thật dền.

    - Sau khi nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch.

  • - Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn.

  • Ảnh: Internet
    Ảnh: Internet

    - Treo bánh nơi mát và thoáng gió cho bánh nguội, Tránh để bánh trong túi nilong, trong tủ vì như thế bánh sẽ bị hầm hơi và mau hư.

    - Cần để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilông bao kín lại.

  • - Trong quá trình bảo quản bánh chưng, bánh tét cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.

    - Hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khỏe nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.

  • Cách xử lý khi bánh chưng, bánh tét bị mốc

  • Bánh chưng, bánh tét nếu mới bị mốc, không hề đáng ngại. Bởi mốc thường phát triển ở lớp lá bên ngoài và dễ dàng bị phát hiện ra bằng mắt thường. Chỉ cần hơ bánh trên bếp gas đang cháy hoặc cho bánh vào nồi luộc lại là mốc bị diệt hoàn toàn.

  • Ảnh minh họa.
    Ảnh minh họa.

    Bánh chưng có thể bị mốc ăn sâu qua lớp lá vào phía trong bánh, trong trường hợp này, bánh có thể bị lên men chua cục bộ nhất là ở phần góc bánh bị ảnh hưởng nhiều nhất do bị va chạm nên dễ bị rách lá.

  • Phần bánh bị chua sẽ không còn mùi vị thơm ngon của bánh chưng bình thường nữa nên cần phải cắt bỏ, tuy nhiên nếu ăn cũng không bị nhiễm độc vì thực ra đây chỉ là quá trình lên men rượu rồi từ rượu biến thành axit, mà không tạo ra các độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Nếu bánh chưng đã để lâu mà mốc nhiều thì lúc này bạn mới nên bỏ đi nhé!

Hoa Lê