Một ngày ở trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ

Tiến Hùng 17/02/2018 15:00

(Baonghean.vn) -Những chú chó lớn nhất, có thể nặng đến hơn 70 cân. Thông thường, một chú chó nghiệp vụ có thời gian công tác khoảng 8 năm, trước khi chết vì già, chúng bị thải loại.

hh
Đội quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, PK 20, Công an tỉnh Nghệ An), là một trong những đội sử dụng chó nghiệp vụ đầu tiên của cả nước. Đội được thành lập từ những năm đầu của thập niên 60, thế kỷ trước. Ảnh: Tiến Hùng

hh

Theo trung tá Thái Duy Dũng, Đội trưởng Đội quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, cho hay hơn 20 chú chó tại đơn vị hiện nay được chia ra 4 nhóm. Nhóm thứ nhất là những chú chó Becghê gốc Đức, loại này có thần kinh rất mạnh, vóc dáng lớn, cực kỳ hung dữ. Nhóm này thường làm những nhiệm vụ như tấn công, truy đuổi tội phạm. Nhóm thứ hai có thần kinh điềm tĩnh hơn, chuyên dùng để giám định hình sự, truy vết hơi người trong các vụ án mạng. Nhóm thứ ba hiền lành, nhỏ nhắn lại được dùng vào các việc như truy tìm ma túy, thuốc nổ và nhóm cuối cùng dùng để cứu hộ cứu nạn.

Trong ảnh, những chú chó thường xuyên được các cảnh sát huấn luyện. Ảnh. Tiến Hùng

kk

Những chú chó lớn nhất, có thể nặng đến hơn 70 cân. Mỗi tháng, khẩu phần ăn của một chú chó là 9 cân thịt và 15 cân gạo, chưa kể những món phụ như bánh kẹo. Thông thường, một chú chó nghiệp vụ có thời gian công tác khoảng 8 năm, trước khi chết vì già, chúng bị thải loại. Một số sau đó được huấn luyện mang về nuôi, một số khác được bán cho người dân. Ảnh. Tiến Hùng

jj
Một chú chó chỉ được đưa vào huấn luyện khi đã đủ một tuổi. Việc huấn luyện kéo dài một năm, sau đó sẽ thi tốt nghiệp ở Bộ Công an với hai bước là lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là môn thi thiên về những động tác cơ bản, yêu cầu chú chó phải làm theo hiệu lệnh của huấn luyện viên như ngồi, đứng, chồm, tấn công…. Còn thực hành là những kỹ thuật chuyên môn cao như giám định mùi hơi, truy vết.... Ảnh. Tiến Hùng

j

Những chú chó được tọ mõm để đảm bảo an toàn cho người huấn luyện. Theo trung tá Thái Duy Dũng,, huấn luyện chó nghiệp vụ là một nghề cực kỳ nguy hiểm. Trong suốt hàng chục năm huấn luyện, không ít lần trung tá Dũng bị những chú chó tấn công, phải nằm viện suốt nhiều tháng. Lần nghiêm trọng nhất, xảy ra cách đây hơn 10 năm. Hôm đó, vị huấn luyện viên này bị cắn hàng chục nhát, phải khâu 13 mũi. Ảnh: Tiến Hùng


Tiến Hùng