Cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường âm thầm rút khỏi ghế nóng Tập đoàn VID
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - Chủ tịch Tập đoàn VID, từng là Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13... trước khi xin rút lui vì bị kiểm tra phát hiện không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14.
Theo thông tin mới nhất Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group), bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã không còn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Bà Nguyệt Hường đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT VID Group từ năm 2006 khi mới 37 tuổi.
Trong giới kinh doanh, bà Nguyệt Hường là doanh nhân nổi tiếng, người được biết đến như một bà đỡ cho các khu công nghiệp ở miền Bắc cũng như là một chuyên gia về thu hút đầu tư nước ngoài.
VID Group là tiền thân của TNG Holdings Việt Nam. Trong đó, TNG Holdings, đơn vị được cho là có cổ phần lớn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam.
Bà Nguyệt Hường không còn làm chủ tịch VID. |
Sinh năm 1970, bà Hường được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất giới đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản. Bà đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT VID Group từ lúc tập đoàn này mới thành lập, khi bà 36 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa 12, 13 và đại biểu Quốc hội khóa 12, 13. Bà còn có thời gian giữ các chức vụ: Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội... Tuy nhiên, vào tháng 7/2016, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp đột xuất, bỏ phiếu kín không công nhận tư cách ĐBQH khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường do không đủ tiêu chuẩn và cá nhân có đơn xin rút.
Trong khi đó, Thủy sản Minh Phú (MPC) của chủ tịch Lê Văn Quang lần đầu tăng vốn điều lệ sau chục năm giữ nguyên mức 700 tỷ đồng và ‘trở về’ sàn HOSE sau 3 năm hủy giao dịch tự nguyện.
Năm 2017, tổng doanh số đạt hơn 16.800 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ và vượt 6,8% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 841 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với năm trước nhưng chưa hoàn thành kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 thông qua.
Trước đó, tháng 3/2015, Minh Phú đã bây bất ngờ cho giới đầu tư khi khi đưa ra quyết định táo bạo là rút khỏi niêm yết tại HOSE sau khi công bố lãi đậm trong năm trước đó. Lý do đưa ra là việc niêm yết trên sàn khiến công ty khó khăn trong việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài do bị vướng quy định room ngoại ở mức 49%.
Cũng liên quan tới BĐS, Samland là một trong 4 công ty con của Sacom Holdings chuẩn bị lên sàn. Chủ tịch HĐQT Samland là ông Đào Ngọc Thanh. Ông Thanh đồng thời cũng là Phó chủ tịch HĐQT Sam Holdings và là Tổng giám đốc Vihajico, Chủ đầu tư khu đô thị Ecopark. Ông Trần Anh Vương là thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Sam Holdings.
Năm 2015, 2016 công ty đạt doanh thu lần lượt là 820 tỷ đồng và 851 tỷ đồng, LNST đạt 17,3 và 24,8 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận sau thuế đạt 5,2 tỷ đồng.
VN-Index kết phiên giảm 27,73 điểm (-2,54%) xuống 1.093,48 điểm. HNX-Index cũng giảm 2,74 điểm (-2,14%) xuống 125,51 điểm. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng tại HNX.
Tính chung cả hai sàn, khối ngoại mua vào 20,36 triệu cổ phiếu, trị giá 1.591,6 tỷ đồng, trong khi bán ra 27,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.757,8 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 7,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 166 tỷ đồng.