Xuất hiện “phố” trên đất lâm nghiệp

Nhật Lân - Đào Tuấn 14/03/2018 11:17

(Baonghean.vn) - Những ngôi nhà kiên cố, những khu vườn mà cây cối được trồng ngay hàng thẳng lối, những vùng rừng xanh mướt cây nguyên liệu. Đó là những gì người ta nhìn thấy ở xóm 22, xã Quỳnh Vinh - nơi được xem là "phố" trên đất lâm nghiệp.

Xóm 22 xã Quỳnh Vinh (TX Hoàng Mai) nằm trên
Xóm 22 xã Quỳnh Vinh có 45 hộ dân định cư phía Tây thị xã Hoàng Mai, trong đó có những cụm dân cư nằm dọc trên tuyến đường 36. Ảnh: Đào Tuấn


Một ngôi nhà của người dân xóm 22 được xây dựng bên tuyến đường 36 trông chẳng khác gì khu biệt thự sinh thái. Ảnh: Nhật Lân
Một ngôi nhà của người dân xóm 22 được xây dựng bên tuyến đường 36 trông chẳng khác gì biệt thự trong khu sinh thái. Ảnh: Nhật Lân

Xung quanh ngôi nhà kiên cố, đẹp đẽ là vùng rừng phòng hộ được quy hoạch từ năm 2007. Ảnh: Đào Tuấn
Phía sau ngôi nhà kiên cố, đẹp đẽ là vùng đất lâm nghiệp. Ảnh: Đào Tuấn

Quang cảnh chẳng khác mấy so với một tuyến phố trên đất rừng. Ảnh: Nhật Lân
Quang cảnh chẳng khác mấy so với một tuyến phố trên đất lâm nghiệp. Ảnh: Nhật Lân

Thực tế cho thấy, phần lớn diện tích đất ở và đất sản xuất của người dân xóm 22, xã Quỳnh Vinh đều nằm trong vùng quy hoạch đất lâm nghiệp ở thị xã Hoàng Mai
Thực tế cho thấy, một phần diện tích đất ở và đất sản xuất của người dân xóm 22, xã Quỳnh Vinh đều nằm trong khu vực đất lâm nghiệp và rừng phòng hộ được quy hoạch vào năm 2007 của thị xã Hoàng Mai. Ảnh: Đào Tuấn

Một ngôi nhà khác ở xóm 22, xã Quỳnh Vinh. Ảnh: Nhật Lân
Một ngôi nhà với tường rào đang trong quá trình hoàn thiện ở xóm 22, xã Quỳnh Vinh. Ảnh: Nhật Lân

Lãnh đạo chính quyền xã Quỳnh Vinh cho biết
Thực tế cho thấy, xóm 22 có 45 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau. Có những hộ đến từ tỉnh Thanh Hóa, có những hộ nguyên là bệnh nhân trại phong Quỳnh Lập, cũng có những gia đình di dân theo chủ trương của Nhà nước đi làm kinh tế mới, và có một vài gia đình “nhảy dù” vào đây làm kinh tế trang trại. Người dân về định cư tại đây từ khoảng năm 1966 cho đến năm 1996. Năm 2001, xóm 22 mới chính thức ra đời, có tên trên bản đồ hành chính của xã Quỳnh Vinh. Ảnh: Đào Tuấn

Trong khi đó, theo
Năm 2007, quy hoạch rừng phòng hộ ra đời (tại Quyết định số 482/QĐ-UBND.NN ngày 02/02/2007). Từ đây một phần diện tích đất đai mà cư dân xóm 22 đang sử dụng vào mục đích làm nhà ở, vườn tược, sản xuất nông nghiệp đã trở thành đất rừng phòng hộ. Vậy nên khi Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thì xóm 22 không thể thực hiện, gây nên những băn khoăn, lo lắng. Ảnh: Nhật Lân

Ngay trên khu vực rừng phòng hộ, người dân xóm 22 đã cải tạo thành vùng sản xuất từ lâu. Ảnh: Đào Tuấn
Ngay trên khu vực rừng phòng hộ, người dân xóm 22 đã cải tạo thành vùng sản xuất từ nhiều năm nay. Ảnh: Đào Tuấn

Vùng trồng dứa
Vùng trồng dứa trên khu vực đất lâm nghiệp. Ảnh: Nhật Lân

Trên đồi, sau khi kết thúc mùa dứa người dân đã trồng keo. Ảnh: Đào Tuấn
Trên đồi, sau khi kết thúc mùa dứa người dân đã trồng keo. Ảnh: Đào Tuấn

Đồi bạch đàn trên đất rừng phòng hộ. Ảnh: Nhật Lân
Đồi bạch đàn trên đất rừng. Ảnh: Nhật Lân

Nhà ở và vườn sản xuất của một hộ dân xóm 22. Ảnh: Nhật Lân
Nhà ở và vườn sản xuất của một hộ dân xóm 22. Ảnh: Đào Tuấn

Nơi định cư của gia đình ông Phùng Văn Sơn - Xóm trưởng xóm 22, xã Quỳnh Vinh. Ảnh: Nhật Lân
Nơi định cư của gia đình ông Phùng Văn Sơn - xóm trưởng xóm 22, xã Quỳnh Vinh. Ảnh: Nhật Lân

Ông Phùng Văn Sơn (phải) - Xóm trưởng xóm 22 cho biết
Ông Phùng Văn Sơn (phải) - xóm trưởng xóm 22 đề nghị: “Chúng tôi rất mong các cấp ngành có thẩm quyền cho thực hiện rà soát, kiểm tra lại thực tế sử dụng đất lâm nghiệp, bao gồm cả đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất ở xóm 22, để qua đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Đây là một nội dung đã được kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa được xem xét giải quyết…”. Ảnh: Đào Tuấn

Không riêng xóm 22 mà toàn xã Quỳnh Vinh
Không riêng xóm 22 mà toàn xã Quỳnh Vinh hiện có có 811 ha đất rừng phòng hộ, trong số đó chỉ có 48 ha rừng khoanh nuôi tự nhiên, đảm bảo tính chất phòng hộ. Có hơn 30 ha đất rừng phòng hộ nhưng người dân đang sử dụng vào mục đích đất ở, đất sản xuất, trồng cây hàng năm và lâu năm, diện tích còn lại trên 700 ha được người dân trồng rừng nguyên liệu. Ảnh: Nhật Lân

Nhật Lân - Đào Tuấn