Độc đáo lễ cầu ngư trong lễ hội đền Thanh Liệt

Huy Thư 22/03/2018 16:05

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ lễ hội đền Thanh Liệt năm 2018, tại xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, sáng 22/3 đã diễn ra lễ cầu ngư trên sông Lam - một nghi lễ đặc trưng của miền sông nước.

1.Lễ hội đền Thanh Liệt được mở đầu bằng lễ rước thần, tế thần trên sông Lam. Ảnh: Huy Thư
Lễ hội đền Thanh Liệt được mở đầu bằng lễ rước thần, tế thần trên sông Lam. Ảnh: Huy Thư
3.Chiếc thuyền là biểu tượng của ngư dân vùng sông nước Lam giang và là một trong những cổ vật độc đáo, đẹp nhất của đền Thanh Liệt. Ảnh: Huy Thư
Trong đoàn rước thần có một chiếc thuyền gỗ cổ xưa được chạm trổ hoa văn sống động. Đây là biểu tượng của ngư dân vùng sông nước Lam giang và là một trong những cổ vật độc đáo, đẹp nhất của đền Thanh Liệt. Ảnh: Huy Thư
4.Dưới bến sông những chiếc thuyền lớn đã chờ sẵn. Tất cả đoàn rước sẽ lên những chiếc thuyền này. Lễ rước thần trên sông Lam, tổ chức thành đoàn thuyền rước một cách cung kính. Ảnh: Huy Thư
Dưới bến sông, những chiếc thuyền lớn đã chờ sẵn. Tất cả đoàn rước sẽ lên những chiếc thuyền này. Lễ rước thần trên sông Lam tổ chức thành đoàn thuyền rước một cách cung kính. Ảnh: Huy Thư
5.Bằng Di tích Lịch sử Văn hóa của đền được để trang trọng trên 1 chiếc thuyền lễ. Ảnh: Huy Thư
Bằng Di tích Lịch sử Văn hóa của đền được để trang trọng trên chiếc thuyền lễ. Ảnh: Huy Thư
6.Trên thuyền lễ cũng sắp xếp các khám thờ, đồ tế khí, kiệu long đình, vật phẩm như hoa, quả, bánh, tiền vàng… Ảnh: Huy Thư
Bày biện cho lễ cúng trên thuyền có các khám thờ, đồ tế khí, kiệu long đình, vật phẩm như hoa, quả, bánh, tiền vàng… Ảnh: Huy Thư
7.Hai thứ không thể thiếu trên mâm lễ là cháo hoa và gạo nổ. Ảnh: Huy Thư
Hai thứ không thể thiếu trên mâm lễ là cháo hoa và gạo nổ. Ảnh: Huy Thư
8.Thuyền gỗ cổ xưa để ngự trên một chiếc thuyền lớn. Ảnh: Huy Thư
Thuyền gỗ cổ xưa để ngự trên một chiếc thuyền lớn. Ảnh: Huy Thư
10.Trong quá trình hành lễ, bơi quanh đoàn thuyền rước là 2 thuyền rồng, mỗi thuyền do 12 nam, 12 nữ chưa vợ, chưa chồng, vừa bơi trải, vừa gõ nhịp, vừa hát ví, hát giặm, đối đáp những làn điệu dân ca xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
Trong quá trình hành lễ, bơi quanh đoàn thuyền rước là 2 thuyền rồng, mỗi thuyền do 12 nam, 12 nữ chưa vợ, chưa chồng, vừa bơi trải, vừa gõ nhịp, vừa hát ví, hát giặm, đối đáp những làn điệu dân ca xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
11.Lễ tế được tổ chức 2 lần trong thời gian từ 5 đến 6 giờ đồng hồ. Đoàn rước bơi ngước sông Lam đến bãi Phủ (gần cầu Yên Xuân) làm lễ, rồi tiếp tục tiến đến ngã ba sông nơi  giao nhau giữa sông La và sông Lam tiếp tục làm lễ kỳ yên. Ảnh: Huy Thư
Lễ tế được tổ chức 2 lần trong thời gian từ 5 đến 6 giờ đồng hồ. Đoàn rước bơi ngược sông Lam đến bãi Phủ (gần cầu Yên Xuân) làm lễ, rồi bơi đến ngã ba sông nơi giao nhau giữa sông La và sông Lam tiếp tục làm lễ kỳ yên. Ảnh: Huy Thư
Trong khi lễ tế diễn ra, người dẫn đầu cầm loa đồng thúc các thuyền cùng chèo mạnh tay và reo hò quyết liệt. Ảnh: Huy Thư
Trong khi lễ tế diễn ra, người dẫn đầu cầm loa đồng thúc các thuyền cùng chèo mạnh tay và reo hò quyết liệt. Ảnh: Huy Thư
Sau các lễ thỉnh, tế các chư vị thần linh, chủ tế  ngự đồng, truyền lệnh và rải xuống sông các thứ như cháo, nổ, ngô, lúa, gạo, muối, hoa quả, tiền vàng. Đây cũng là tục lễ cầu ngư, kỳ yên, cầu cho mưa thuận gió hòa, hến cá đầy sông, mùa màng tươi tốt - mang đậm dấu ấn của cư dân miền sông nước sông Lam.
Sau các lễ thỉnh, tế các chư vị thần linh, chủ tế ngự đồng, truyền lệnh và rải xuống sông các thứ như cháo, nổ, ngô, lúa, gạo, muối, hoa quả... Đây cũng là tục lễ cầu ngư, kỳ yên, cầu cho mưa thuận gió hòa, hến cá đầy sông, mùa màng tươi tốt - mang đậm dấu ấn của cư dân miền sông nước. Ảnh: Huy Thư

Huy Thư