Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội đền Bạch Mã

Trung Hà - Hồ Chiến - Sách Nguyễn 26/03/2018 11:05

(Baonghean.vn) - Lễ hội đền Bạch Mã là một trong những lễ hội được mong chờ nhất trong năm của người dân Thanh Chương nói riêng, người dân xứ Nghệ nói chung. Không chỉ hấp dẫn bởi điểm đến này là một trong 4 ngôi đền thiêng xứ Nghệ mà còn bởi cảnh quan và nhiều trò vui độc đáo diễn ra trong lễ hội.

Đền Bạch Mã tọa lạc trên khuôn viên rộng gần 5000 m2, ở thôn Tân Hà xã Võ Liệt huyện Thanh Chương. Đền Bạch Mã thờ tướng Phan Đà- một vị trướng trẻ có công trong kháng chiến chống quân Minh thế kỷ thứ XV. Đây là một quần thể kiến trúc đẹp, độc đáo, hài hòa và ngày càng được người dân gìn giữ, tu bổ. Ảnh: Trung Hà
Đền Bạch Mã tọa lạc trên khuôn viên rộng gần 5000 m2, ở thôn Tân Hà xã Võ Liệt huyện Thanh Chương. Đền Bạch Mã thờ tướng Phan Đà - một vị trướng trẻ có công trong kháng chiến chống quân Minh thế kỷ thứ XV. Đây là một quần thể kiến trúc đẹp, độc đáo, hài hòa và ngày càng được người dân gìn giữ, tu bổ. Ảnh: Trung Hà

Từ khắp mọi ngả đường, người dân cùng đổ về tham gia lễ hội. Lễ rước đi qua đình Võ Liệt - một di tích lịch sử nổi tiếng của huyện Thanh Chương. Ảnh: Trung Hà
Từ khắp mọi ngả đường, người dân cùng đổ về tham gia lễ hội. Lễ rước đi qua đình Võ Liệt - một di tích lịch sử nổi tiếng của huyện Thanh Chương. Ảnh: Trung Hà

Lễ rước đi qua cánh đồng mùa này mướt xanh. Ảnh: Trung Hà
Lễ rước thành kính và trang nghiêm. Ảnh: Trung Hà

Rước. Ảnh: Trung Hà
Lễ rước đi qua cánh đồng của người dân Thanh Chương mùa này mướt xanh. Ảnh: Trung Hà


Trò bóng chuyền. Ảnh: Trung Hà
Ngoài phần lễ trang trọng là phần hội với nhiều trò vui. Trong ảnh là màn thi đấu bóng chuyền. Ảnh: Trung Hà

Trò vật cù. Ảnh: Sách Nguyễn
Trò vật cù là một điểm nhấn thu hút của lễ hội đền Bạch Mã. Ảnh: Sách Nguyễn

Một pha quyết liệt. Ảnh: Sách Nguyễn
Một pha tranh giành quyết liệt. Ảnh: Sách Nguyễn

Theo sử cũ chép lại thì trò vật cù xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15, bắt nguồn từ việc tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn để bổ sung vào đội quân của tướng quân Phan Đà đuổi đánh quân xâm lược nhà Minh. Các chàng trai tham gia tuyển quân được chia đội, giành nhau một quả cù, nếu bỏ lọt vào lỗ của đội kia sẽ giành phần thắng. Sau dần, vật cù trở thành một hoạt động văn hóa vào dịp đầu Xuân năm mới tại các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn.
Theo sử cũ chép lại thì trò vật cù xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15, bắt nguồn từ việc tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn để bổ sung vào đội quân của tướng quân Phan Đà đuổi đánh quân xâm lược nhà Minh. Các chàng trai tham gia tuyển quân được chia đội, giành nhau một quả cù, nếu bỏ lọt vào lỗ của đội kia sẽ giành phần thắng. Sau dần, vật cù trở thành một hoạt động văn hóa vào dịp đầu Xuân năm mới tại các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn. Ảnh: Hồ Đình Chiến

Cù sẽ được giao giữa sân (dài 50m, rộng 25m), các đội sẽ phải bằng sức mạnh, sự khéo léo, đoàn kết để đưa con cù vào lỗ của đối phương. Ngược lại, các thành viên đối phương sẽ phải tranh cướp quyết liệt, ngăn cản nhằm không để đối thủ bỏ cù vào lỗ của đội mình. Thành viên chỉ được tranh cướp cù, không được ôm, vật đối phương… bởi vậy mỗi trận cù thực sự là một cuộc đấu trí, đấu sức mạnh và phô diễn sự khéo léo, đoàn kết của hai đội.
Cù sẽ được giao giữa sân, các đội sẽ phải bằng sức mạnh, sự khéo léo, đoàn kết để đưa con cù vào lỗ của đối phương. Ngược lại, các thành viên đối phương sẽ phải tranh cướp quyết liệt, ngăn cản nhằm không để đối thủ bỏ cù vào lỗ của đội mình. Thành viên chỉ được tranh cướp cù, không được ôm, vật đối phương… bởi vậy mỗi trận cù thực sự là một cuộc đấu trí, đấu sức mạnh và phô diễn sự khéo léo, đoàn kết của hai đội. Ảnh: Hồ Đình Chiến



Trung Hà - Hồ Chiến - Sách Nguyễn