Báo cáo của tình báo Mỹ: S-500 quá đáng sợ
Báo cáo của CIA chỉ ra rằng S-500 sẽ khiến Không quân Mỹ trên khắp thế giới sẽ bị hệ thống của Nga khống chế.
Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Putin tuyên bố hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo Almaz Antey S-500 của Nga được vào sản xuất hàng loạt, các báo cáo của tình báo Mỹ đã dần hé lộ các thông tin về kết quả thử nghiệm hệ thống vũ khí mới của quân đội Nga.
S-500 là một hệ thống đất đối không có phạm vi tác chiến cực xa hứa hẹn lên đến 600 km. Để so sánh, S-400 bị giới hạn trong phạm vi 400 km, trong khi hệ thống THAAD của Mỹ được cho tương đương với S-500 chỉ có phạm vi tác chiến dưới 200 km.
Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo của địch, bao gồm các tên lửa siêu âm, các máy chiến đấu hiện đại, kể cả hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) và các trung tâm chỉ huy trên không.
THAAD của Mỹ được cho là không có cửa khi so sánh với S-500 của Nga. |
Bên cạnh đó, một biến thể đặc biệt chuyên về vai trò chống máy bay dự kiến sẽ được phát triển trong tương lai.
Theo báo cáo của tình báo Hoa Kỳ, được trích dẫn bởi phương tiện truyền thông nước này nhưng không nêu rõ nguồn cho biết, hệ thống S-500 đã thử nghiệm thành công việc phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng các 299 dặm (hay 481km), và xác lập một kỷ lục thế giới mới so với hệ thống tên lửa trước đó.
Tuy nhiên, phạm vi này vẫn tương đối khiêm tốn khi xem xét các thông số kỹ thuật được lên kế hoạch thiết kế cho S-500 trước đó.
Trong trường hợp Nga triển khai S-500 tới vùng lãnh thổ Kaliningrad, nó có thể chặn các mục tiêu thù địch trên khắp Ba Lan và phần lớn Đức, kể cả Berlin.
Còn nếu triển khai tới vùng Viễn Đông, S-500 có thể tác động nghiêm trọng các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ từ các căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
S-500 cùng với các tên lửa đối không tầm xa R-37 trang bị trên các máy bay tiêm kích MiG-31 được sử dụng chuyên trách cho nhiệm vụ săn AWACS sẽ là yếu tố then chốt khiến không quân Mỹ “cho nghỉ hưu sớm” các máy bay hỗ trợ của mình.
Máy bay E-8 của Hệ thống radar giám sát tiến công mục tiêu liên quân (Joint STARS) là một ví dụ.
Những máy bay ném bom chiến lược tầm xa như B1-B Lancer sẽ trở nên vô tác dụng với S-500. |
Theo Bộ trưởng Không quân Heather Wilson, E-8 gần như vô dụng trong một cuộc chiến lớn với sức mạnh quân sự tiên tiến, Wilson nêu rõ trước tiểu ban chuyên trách của Thượng viện vào hồi đầu tháng 5 rằng, “Tên lửa đối không của Nga và Trung Quốc có phạm vi xa hơn, và máy bay của chúng ta sẽ bị bắn hạ ngay trong ngày đầu tiên xung đột”.
Trong khi đó, mối đe dọa sẽ được nâng lên nhiều lần đối với các loại máy bay AWACS và máy bay tiếp dầu trên không của quân đội Mỹ. Cả hai đều đóng vai quan trọng đối với các hoạt động không chiến, thiếu chúng khả năng sống sót của các máy bay chiến đấu sẽ giảm đi rất nhiều.
Các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ như B-2 Spirit và B-52 Stratofortress cũng cực kỳ dễ bị tổn thương, và hiệu quả của chúng sẽ giảm rõ rệt khi mà các máy bay chiến đấu hộ tống hiện đại khó có khả năng chống lại các hệ thống tên lửa như S-500.
Như vậy, theo CIA nếu S-500 được triển khai thì các hoạt động của Không quân Mỹ trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hệ thống phòng không “quá đáng sợ” của Nga.