11 thói quen phổ biến khiến bạn tăng cân khi ngủ
Giấc ngủ được xem là một trong những biện pháp trị liệu tự nhiên, giúp chúng ta có thể thư giãn cải thiện tinh thần, da dẻ hồng hào, có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, có những thói quen khi ngủ khiến bạn vô tình gây hại cho cơ thể, mà hậu quả dễ thấy nhất là biểu hiện tăng cân vù vù.
1. Ăn nhẹ đêm khuya
Tất cả chúng ta đều biết về quy tắc không ăn sau 6 giờ chiều, nhưng vì một lý do nào đó thông thường chúng ta vẫn ăn tối muộn hoặc nửa đêm. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhắc nhở chúng ta rằng ăn muộn dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, nó có thể làm tăng cholesterol, mức insulin và ảnh hưởng tiêu cực đến các dấu hiệu nội tiết tố của cơ thể. Hãy nhớ rằng nếu lượng calo của bạn là lớn hơn nhiều so với những gì bạn đang đốt cháy, nó cuối cùng dẫn đến tăng cân.
2. Uống cà phê muộn vào ban đêm
Uống cà phê vào buổi tối không chỉ gây hại cho giấc ngủ của bạn, có một vài lời khuyên rằng bạn chỉ nên uống các loại thức uống chứa caffeine 6 giờ trước khi đi ngủ. Các nhà khoa học cũng liên kết việc tiêu thụ acid chlorogenic được tìm thấy trong cà phê gây ra việc tăng cân. Hãy thử thay thế cà phê bằng trà thảo dược hoặc tốt hơn là dùng nước ấm.
3. Không ngủ đủ giấc
Một lượng giấc ngủ lành mạnh là khoảng 7-8 giờ mỗi đêm, nhưng nếu thời gian ngủ của bạn ít hơn so với khuyến nghị thì rất có thể sức khỏe của bạn không được đảm bảo. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng có mối liên hệ giữa thiếu ngủ và những thay đổi tiêu cực trong chuyển hóa của cơ thể. Một yếu tố khiến bạn tăng cân khi không ngủ đủ giấc là tình trạng mệt mỏi, khiến bạn thụ động và ít hoạt động cơ thể.
4. Thiếu tập thể dục
Các bài tập và hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm cân vì chúng làm tăng sự trao đổi chất và đốt cháy calo. Cần tập luyện thể dục thường xuyên và hằng ngày, đơn cử nếu đi bộ khoảng 15 phút mỗi ngày bạn sẽ đốt cháy thêm 100 calo. Vì thế, buổi tối dành thời gian vận động nhẹ nhàng để cơ thể thon gọn nhé.
5. Khôngngủ trong bóng tối
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pineal Research, ngủ trong bóng tối hoàn toàn giúp sản sinh hormone melatonin, tạo giấc ngủ ngon, đồng thời hỗ trợ sản xuất chất béo nâu, chứa chất ty thể đốt cháy calo hiệu quả.
6. Sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối
Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh có thể gây ra mất ngủ và tăng cân. Những thiết bị này can thiệp vào việc sản xuất melatonin của cơ thể, đây là loại hormone chịu trách nhiệm ổn định chu kỳ giấc ngủ. Thay vì lướt mạng trước khi đi ngủ, bạn hãy chọn đọc một cuốn sách thú vị hoặc nghe nhạc thư giãn.
7. Sử dụng sai màu sắc phòng ngủ
Màu xanh lam làm tăng cảm giác thư giãn, nhờ đó, giúp bạn ngủ ngon hơn. Nó cũng màu sắc ngăn chặn sự thèm ăn. Ngược lại, màu đỏ hay cam khiến cơ thể tràn đầy sinh lực và dễ cảm thấy đói. Vì vậy, bạn nên chọn lựa màu sắc phòng ngủ phù hợp để giữ gìn vóc dáng hiệu quả.
8. Tập thể dục quá nặng:
Thói quen này kích thích cơ thể, khiến bạn khó khăn để có giấc ngủ ngon. Hãy lên lịch tập luyện vào buổi sáng. Nó giúp cơ thể tỉnh táo và tràn đầy sinh lực cả ngày. Nếu không thể tập luyện vào buổi sáng, bạn hãy cố gắng tập cách giờ đi ngủ khoảng 4 tiếng.
9. Uống rượu trước khi ngủ:
Việc phải chuyển hóa rượu trong khi ngủ có thể khiến cơ thể không đạt được trạng thái REM, thời điểm cơ thể đốt cháy được nhiều calo nhất. Điều này vô tình khiến cơ thể dễ tăng cân.
10. Ăn quá nhiều vào bữa tối:
Nếu bạn có thói quen ăn tối nhiều và thịnh soạn, đây là thói quen xấu cho sức khỏe. Bữa ăn có nhiều chất béo khiến tiêu hóa chậm lại, cảm giác khó tiêu... Ngoài ra, trong giấc ngủ sâu, não sản sinh ra một hormone tăng trưởng. Nếu bạn ăn nhiều vào buổi tối, hormone này lưu trữ thực phẩm trong hệ thống như là chất béo thay vì chuyển hóa thành nhiên liệu cho cơ thể.
11. Uống nhiều
Uống nhiều trước khi ngủ sẽ khiến bạn hoặc buồn tiểu nhưng không muốn nhấc mình khỏi giường, hoặc thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Ở trường hợp đầu, bạn sẽ trằn trọc vì cơn buồn tiểu không giải quyết được.
Ở trường hợp thứ nhì, khi bạn vào nhà vệ sinh và bật đèn lên, ánh sáng chiếu vào mắt bạn sẽ lập tức tạo phản ứng gây ức chế melatonin trong cơ thể. Hậu quả của việc này, bạn đã biết ở trên.