Nhảy đập, tắm suối - nguy cơ đuối nước với trẻ em miền núi

Chu Thanh - Thành Cường 10/06/2018 17:24

(Baonghean.vn) - Hè về, là thời điểm trẻ em miền núi được nghỉ ở nhà mà không có người lớn kèm cặp, nên việc chọn sông suối để tắm táp vui đùa được trẻ xem là một thú vui. Cũng chính từ đây, có không ít vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra.

Ảnh: Chu Thanh
Mùa hè, nhiều người lớn và trẻ em thường chọn các địa điểm sông, suối, ao hồ để tắm táp, giải nhiệt trước cái nóng khắc nghiệt có khi lên đến 39, 40 độ C. Ảnh: Chu Thanh

Ảnh: Chu Thanh
Theo số liệu thống kê của cơ quan nhà nước, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Riêng trên địa bàn Nghệ An, bình quân hàng năm có khoảng 50 trẻ em tử vong vì lý do này. Mới đây nhất, vào ngày 7/6, trên địa bàn huyện Tương Dương ghi nhận trường hợp đuối nước thương tâm của 2 em nhỏ sinh năm 2011. Ảnh chụp 2 em gái vô tư chơi đùa tại một con suối ở Yên Na, Tương Dương, Con Cuông. Ảnh: Chu Thanh

Ảnh: Thành Cường
Trẻ em ở bản Chăm Puông, xã Lượng Minh, Tương Dương vô tư vui đùa bên dòng suối. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Chu Thanh
Các trường hợp đuối nước thương tâm xảy ra ở trẻ em thường do không có người lớn đi kèm, không có các thiết bị bảo hộ như áo phao, phao bơi. Ảnh: Chu Thanh

Ảnh: Chu Thanh
Ảnh chụp các em nhỏ vô tư tắm ở đập Phà Lài, Con Cuông. Trong nhiều trẻ em tắm ở đây, số trẻ mang áo phao, phao bơi rất ít. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Đập Phà Lài nằm trên sông Giăng, được xây dựng và hoàn thành năm 2002, nhằm giữ nước cho canh tác, sinh hoạt của người dân và phục vụ du lịch. Nhiều năm qua, đây là địa điểm tắm ưa thích của nhiều trẻ em, người lớn. Ảnh: Chu Thanh

Trẻ em vô tư nhảy từ trên thân đập xuống nước ở đập Phà Lài, Con Cuông. Clip: Chu Thanh

Ảnh: Chu Thanh
Nhiều người không khỏi lo lắng khi chứng kiến những màn thi nhảy vô tư của nhiều trẻ em từ độ cao hơn 10 mét trên bờ đập xuống mặt nước sâu phía dưới con đập. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Chu Thanh
Các em nhỏ tắm ở đập Phà Lài vô tư trèo ngược lên đập cho dù nền đập trơn trượt, phía dưới là làn nước sâu. Ảnh: Chu Thanh


Chu Thanh - Thành Cường