|
Sau lũ, hàng trăm khối đất đá cùng cây cối từ núi đổ xuống, dưới sông dồn lên gây nguy hiểm cho người và xe khi tham gia giao thông trên quốc lộ 7. Ảnh: Minh Khuê |
|
Những gốc cây lớn có đường kính gần 1 mét lăn xuống nằm chỏng chơ bên đường. Ảnh: Tràng Tràng |
|
Ngay sau khi nước rút, người dân đổ xô gom củi. Thậm chí, một số người còn mang theo cả máy cưa xăng đến đây để cắt gỗ, củi. Ảnh: Minh Khuê |
|
Một cụ già nhặt nhạnh những thanh củi trôi về trong sạt lở. Ảnh: Tràng Tràng |
|
Củi được tập kết ven đường ngay nơi sạt lở. Ảnh: Minh Khuê |
|
Trong điều kiện thời tiết hiện nay, nước lũ dâng cao, sạt lở núi, đất đá có thể lăn xuống bất cứ lúc nào. Việc người dân bất chấp an toàn gom nhặt củi ngay các điểm sạt lở rất nguy hiểm. Ảnh: Tràng Tràng |
|
Còn ở hạ du, hai ngày nay, người dân Thanh Chương, Nam Đàn ở ven sông Lam cũng đổ xô vớt củi lụt. Ảnh: Huy Thư |
|
Nhà có thuyền thì chèo ra giữa sông, nhà không có thuyền thì dùng sào đứng trên bờ để ngoặc… miễn sao kiếm được củi. Khá nguy hiểm là họ còn dùng cả những chiếc thuyền nan cũ kỹ "cướp" củi giữa dòng nước lũ. Ảnh: Huy Thư
|
|
Một cụ ông đứng bên bờ vực, đang ra sức kéo một cây củi trôi theo dòng nước. Việc đứng cạnh vực sâu ngoắc củi bên cạnh dòng nước lũ cuốn ầm ầm tiềm ẩn không ít rủi ro. Ảnh: Huy Thư |
|
Mỗi lần lao theo dòng nước lũ, khi quay vào bờ, những chiếc thuyền nan sơ sài này còn chở đầy gỗ củi, nước mấp mé mạn thuyền. Ảnh: Huy Thư |
|
Nhiều người phụ nữ cũng không sợ hiểm nguy, dầm mình dưới nước lũ để vớt củi. Ảnh: Huy Thư |
|
Một số người còn vớt được cả những cây gỗ lớn, hay những phiến gỗ tốt vuông thành sắc cạnh. Ảnh: Huy Thư |
|
Theo người dân địa phương, đợt lũ này to hơn lũ lần trước (bão số 3), nên vớt được nhiều loại gỗ, củi lớn. Ảnh: Huy Thư |
|
Tranh thủ thời gian để “cướp” củi với lũ, một số người không kịp đưa củi lên bến, mà xếp thành đống ngay trên vùng nước cạn. Ảnh: Huy Thư |
Huy Thư - Tràng Tràng - Minh Khuê