Thế giới 24/7: Thượng đỉnh Hàn - Triều lần ba; Thảm họa chìm phà ở Tanzania

Hữu Quân 23/09/2018 07:12

(Baonghean.vn) - Thế giới tuần qua đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bình Nhưỡng; Nga - Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib; Cuộc chiến áp thuế hàng hóa của Mỹ và Trung Quốc...

Moon Jae-in (trái) và Kim Jong-un vẫy chào người dân ở sân bay Sunan, Bình Nhưỡng sáng 18/9. Ảnh: AP

Hàn - Triều đạt được thỏa thuận trong thượng đỉnh lần ba: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 18/9 tới Bình Nhưỡng, bắt đầu chuyến thăm Triều Tiên trong ba ngày. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington đang bế tắc, dường như bắt nguồn từ khác biệt trong quan điểm về vấn đề phi hạt nhân hóa. Trong ảnh: Moon Jae-in (trái) và Kim Jong-un vẫy chào người dân ở sân bay Sunan, Bình Nhưỡng sáng 18/9. Ảnh: AP

Sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng, lãnh đạo Hàn - Triều đã ra tuyên bố chung, cam kết đưa bán đảo Triều Tiên trở thành khu vực không có vũ khí hạt nhân. Hàn - Triều cũng nhất trí biện pháp ngăn xảy ra xung đột, mở rộng chương trình đoàn tụ gia đình ly tán, xúc tiến các dự án kinh tế chung và cùng chạy đua giành quyền đăng cai Olympic 2032. Trong ảnh: Phái đoàn Hàn Quốc (trái) hội đàm với Triều Tiên tại Bình Nhưỡng. Ảnh AP

Ngày 19/9, tại nhà khách quốc gia Paekhwawon, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có cuộc hội đàm thứ hai trong khuôn khổ Thượng đỉnh Bình Nhưỡng. Yonhap cho biết hai nhà lãnh đạo đã ký tuyên bố chung. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho biết ông sẽ thăm Seoul

Những thông tin đầy lạc quan về triển vọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên được đưa ra sau khi Tổng thống Moon Jae In trở về từ chuyến thăm 3 ngày và hội đàm cùng nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Phản ứng trước những thông tin đầu tiên về hội đàm liên Triều, Tổng thống Trump gọi đây là "tin tốt lành". Dự kiến, Tổng thống Moon sẽ thông báo kết quả hội đàm tới Tổng thống Trump khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề phiên họp 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong tuần tới. Trong ảnh: Lãnh đạo Hàn - Triều ký tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh. Ảnh: Yonhap

Thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib

Thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib (Syria): Ngày 17/9, Tổng thống Nga Putin (phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gặp nhau tại Sochi. Sau cuộc hội đàm giữa Putin và Erdogan, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo rằng sẽ không có cuộc tấn công nào vào Idlib. "Chúng tôi đã quyết định lập một khu phi quân sự khoảng 15 đến 20 km dọc theo đường tiếp xúc giữa phe đối lập vũ trang và quân chính phủ trước ngày 15/10, từ đây các phiến quân có thể rút ra khỏi khu vực, trong đó có al-Nusra Front", Tổng thống Nga Putin nói sau hơn 4 giờ đàm phán với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP

Người dân Syria trong các trại tị nạn ở biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ và từ Lebanon bắt đầu trở về nhà. Ảnh: Arshif

Thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên được người dân Syria hoan nghênh. Liên Hợp Quốc cũng đã lên tiếng ca ngợi thỏa thuận này và hy vọng thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động viện trợ nhân đạo. Khoảng 7.000 người dân Syria trong các trại tị nạn ở biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ và từ Lebanon bắt đầu trở về nhà, đặc biệt là ở vùng nông thôn phía đông nam tỉnh Idlib, tỉnh Hama và khu vực phía Bắc Syria trong khu phi quân sự. Trong ảnh: Người dân Syria trong các trại tị nạn ở biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ và từ Lebanon bắt đầu trở về nhà. Ảnh: Arshif

Theo Hãng thông tấn SANA của Syria, dù tình hình tại Idlib đang dần trở lại bình thường sau khi Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận, song các vụ dàn dựng vẫn nhằm mục đích tạo cớ cho Mỹ và các nước phương Tây tấn công tên lửa vào Syria thêm một lần nữa. Hãng thông tấn này hôm 21/9 đã phát đi cảnh quay mà họ thu được, cho thấy các nhân viên Nhóm Mũ Trắng đang cố gắng mang nước cứu giúp các những người được coi là nạn nhân của một vụ tấn công hóa học. Một số nhân viên nhóm này được nhận dạng là vừa đóng nhân viên cứu trợ, vừa đóng vai diễn là nạn nhân sau khi được hóa trang. Ảnh: OffGuardian.

Ảnh: Bloomberg

Cuộc chiến áp thuế Mỹ - Trung: Hôm 17/9, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo mức thuế 10% sẽ có hiệu lực từ 24/9 và có thể tăng hơn 2 lần vào năm 2019. Động thái được cho là có thể làm gia tăng xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả. Ảnh: Bloomberg

Ngày 18/9, Bộ Thương mại Trung Quốc nói bộ này sẽ buộc phải tiến hành "các biện pháp chống trả đồng bộ" để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước việc đánh thuế của Mỹ. Bắc Kinh tuyên bố áp thêm thuế với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, đáp trả gói thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc của Washington. Ảnh: AFP

Koji Sasahara / Associated Press

Thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử: Trong cuộc bầu cử nội bộ đảng Dân chủ Tự do (LDP) ngày 20/9, Thủ tướng Shinzo Abe (phải) dễ dàng đánh bại đối thủ duy nhất là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishida với 553/807 phiếu, qua đó tiếp tục giữ ghế lãnh đạo đảng cầm quyền. Nhiệm kỳ thứ 3 của ông Abe với cương vị chủ tịch LDP sẽ kết thúc vào tháng 8/2021, trở thành thủ tướng tại nhiệm lâu nhất lịch sử Nhật Bản. Ảnh: Koji Sasahara/Associated Press


Một cuộc diễn tập của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Trong khi các cử tri Nhật Bản coi nền kinh tế và an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu, Thủ tướng Abe lại hướng tới mục tiêu cải cách hiến pháp hòa bình được đưa ra sau Thế chiến II, trong đó quy định Nhật Bản phải "vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh" và không duy trì lực lượng vũ trang, chính thức công nhận quân đội thường trực sau hơn nửa thế kỷ. Trong ảnh: Một cuộc diễn tập của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh:Kyodo

Tình nguyện viên tham gia cứu hộ phà bị chìm tại Tanzania. Ảnh: Stephen Msengi.

Thảm họa chìm phà ở Tanzania: Theo một số nguồn tin, chiếc phà với sức chứa khoảng 100 hành khách và 25 tấn hàng gặp tai nạn khi gần tới điểm đến lúc 1 giờ chiều 20/9 (giờ địa phương). Số hành khách may mắn sống sót sau vụ việc này hiện vẫn chỉ dừng ở con số 41. Lực lượng cứu hộ đã vớt được 207 thi thể trong vụ chìm phà tại hồ Victoria ở Tanzania. Chiếc phà chở theo khoảng hơn 300 người. Tổng thống Tanzania John Magufuli hôm 21/9 đã tuyên bố quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân. Trong ảnh: Tình nguyện viên tham gia cứu hộ phà bị chìm tại Tanzania. Ảnh: Stephen Msengi

Australia kêu gọi cấm lễ hội âm nhạc: Hai người tử vong, 700 người đã phải gọi trợ giúp y tế vì các vấn đề liên quan đến ma túy tại lễ hội âm nhạc Defqon 1 diễn ra ở thành phố Sydney, Australia, ngày 15/9. Sau sự việc, Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian cho rằng sự kiện âm nhạc Defqon 1 không an toàn. Bà kêu gọi cấm tổ chức lễ hội này. "Tôi vô cùng bàng hoàng trước những gì vừa xảy ra... Đó là chuyện rất khủng khiếp", bà Berejiklian hôm 16/9 nói. Ảnh: Defqon 1

Hữu Quân