Sức sống làng nghề bánh tráng ở Hưng Phúc

Nguyễn Thành 26/09/2018 19:51

(Baonghean.vn) - Xã Hưng Phúc cách trung tâm huyện Hưng Nguyên 7 km về phía Đông Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 500 ha. Để phá thế độc canh cây lúa, bên cạnh các ngành nghề dịch vụ, thương mại và xuất khẩu lao động, xã còn khuyến khích người dân duy trì phát triển các nghề phụ, trong đó có nghề làm bánh tráng.

Ảnh: Nguyễn Thành

Ở Hưng Phúc, nghề làm bánh tráng tập trung nhiều ở xóm 8, khu vực chạy dọc theo tuyến đê Tả Lam, gồm 16 hộ tham gia. Đặc biệt, những năm gần đây người dân đã dùng đến máy, thay cho hình thức tráng bánh thủ công trước đây, với năng suất tăng gấp 10 lần. Ảnh: Nguyễn Thành


Ảnh: Nguyễn Thành
Hàng ngày, người làm nghề dậy từ 3 giờ sáng ngâm gạo, xay bột và từ 6 giờ bắt đầu tráng bánh. Ảnh: Nguyễn Thành

Ảnh: Nguyễn Thành
Làm bằng máy nên bánh tráng đồng đều do có thể điều chỉnh được độ dày mỏng, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật từ khâu chọn gạo, xay bột... Ảnh: Nguyễn Thành

Khâu phơi bánh cũng cực kỳ quan trọng, vì vậy với nghề làm bánh trời nắng càng to bà con càng phấn khởi. Trong quá trình phơi đòi hỏi phải siêng trở để bánh "ăn nắng" đều. Theo đó, bánh sau 4 - 5 tiếng là khô, nếu phơi quá khô sẽ cong giòn, dễ gãy, khó ép phẳng, khó cắt, nếu phơi chưa đạt bánh dễ bị mốc. Ảnh: Nguyễn Thành
Ảnh: Nguyễn Thành
Hiện nay, ở xóm 8 xã Hưng Phúc, người dân chủ yếu làm bánh tráng không vừng, bánh tráng vừng đen, bánh tráng vừng trắng để phục vụ cho các làng nghề làm kẹo cu đơ. Theo kinh nghiệm của các hộ, ngoài bánh tráng không vừng, bánh tráng vừng đen, vừng trắng được pha trộn theo công thức, cứ 10 kg gạo thì trộn 3kg vừng. Ảnh: Nguyễn Thành


Ảnh: Nguyễn Thành
Hiện nay, bánh tráng của người dân xã Hưng Phúc được đưa đi tiêu thụ khắp nơi, trong đó mối hàng lớn nhất là ở các làng nghề kẹo cu đơ ở Hà Tĩnh. Bình quân mỗi ngày một lò bánh làm hết 300 kg bột, trừ chi phí tính ra mỗi gia đình thu lãi xấp xỉ 500 nghìn đồng. Ảnh: Nguyễn Thành

Nguyễn Thành