7 hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ trên xe tay ga

Ngọc Anh 09/11/2018 16:34

(Baonghean.vn) - Xe máy tay ga có nhiều ưu điểm hơn xe số phổ thông, nhưng cũng có kết cấu phức tạp hơn, do đó cần được chăm sóc kỹ lưỡng... Dưới đây là những hạng mục cần được bảo dưỡng định kỳ, nhằm giúp xe ga luôn ở điều kiện vận hành tốt nhất.

1. Thay dầu máy: khoảng 1.000 - 1.500 km/lần

Lượng dầu máy sẽ hao mòn theo thời gian hoặc lẫn tạp chất làm giảm khả năng bôi trơn. Vì vậy, nên thay dầu theo đúng tiêu chuẩn được khuyến nghị bởi hãng xe (thông thường khoảng 1.000 - 1.500 km/lần)... Trong điều kiện vận hành nóng, bụi, đường nhiều đèo dốc hay xe liên tục tải nặng, nên thay sớm hơn. Ngoài ra, nên thay nhớt máy ngay lập tức sau khi xe bị ngập nước.
Lượng dầu máy sẽ hao mòn theo thời gian hoặc lẫn tạp chất làm giảm khả năng bôi trơn. Vì vậy, nên thay dầu theo đúng tiêu chuẩn được khuyến nghị bởi hãng xe (thông thường khoảng 1.000 - 1.500 km/lần)... Trong điều kiện vận hành nóng, bụi, đường nhiều đèo dốc hay xe liên tục tải nặng, nên thay sớm hơn. Ngoài ra, nên thay nhớt máy ngay lập tức sau khi xe bị ngập nước.

2. Dầu láp: khoảng 6.000 - 8.000 km/lần

Dầu láp cũng như dầu máy, hao mòn và bị bẩn theo thời gian, khiến láp khô, rơ, hú, giảm hiệu quả của hệ thống truyền động. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng vỡ láp, mất truyền động. Dầu láp ít hao mòn hơn dầu máy do ở một khu vực tương đối kín. Tuy nhiên, người dùng cũng nên lưu ý thay dầu láp sau 3 - 5 lần thay dầu máy để đảm bảo điều kiện hoạt động của bộ phận này. Sau khi xe bị ngập nước, cũng nên thay dầu láp ngay lập tức.
Dầu láp cũng như dầu máy, hao mòn và bị bẩn theo thời gian, khiến láp khô, rơ, hú, giảm hiệu quả của hệ thống truyền động. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng vỡ láp, mất truyền động. Dầu láp ít hao mòn hơn dầu máy do ở một khu vực tương đối kín. Tuy nhiên, người dùng cũng nên lưu ý thay dầu láp sau 3 - 5 lần thay dầu máy để đảm bảo điều kiện hoạt động của bộ phận này. Sau khi xe bị ngập nước, cũng nên thay dầu láp ngay lập tức.

3. Thay dầu phanh, má phanh: từ 15.000 - 20.000 km/lần

Má phanh là bộ phận chuyển động năng thành nhiệt năng, giúp xe giảm tốc, và sẽ mòn theo thời gian. Má phanh quá mòn còn gây hiện tượng vênh đĩa phanh, làm hệ thống phanh mất hiệu quả ngay cả khi đã thay má mới...Dầu phanh trong quá trình phanh cũng sẽ tăng nhiệt độ, bốc hơi qua các khe hở do hệ thống ống dẫn bị giãn nở. Dầu phanh cũng bị nhiễm tạp chất, có cặn dẫn tới hiện tượng mất phanh hoặc phanh không trơn tru.
Má phanh là bộ phận chuyển động năng thành nhiệt năng, giúp xe giảm tốc, và sẽ mòn theo thời gian. Má phanh quá mòn còn gây hiện tượng vênh đĩa phanh, làm hệ thống phanh mất hiệu quả ngay cả khi đã thay má mới...Dầu phanh trong quá trình phanh cũng sẽ tăng nhiệt độ, bốc hơi qua các khe hở do hệ thống ống dẫn bị giãn nở. Dầu phanh cũng bị nhiễm tạp chất, có cặn dẫn tới hiện tượng mất phanh hoặc phanh không trơn tru.

4. Lọc gió: khoảng 10.000 km/lần

Lọc gió có nhiệm vụ lọc không khí, đưa luồng không khí sạch vào trộn cùng nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió quá bẩn khiến hỗn hợp nhiên liệu
Lọc gió có nhiệm vụ lọc không khí, đưa luồng không khí sạch vào trộn cùng nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió quá bẩn khiến hỗn hợp nhiên liệu "đói" khí, xe chạy yếu, không đốt hết nhiên liệu... Tùy vào loại lọc gió mà người dùng có thể vệ sinh hoặc thay mới. Đại bộ phận xe ga dùng lọc gió tẩm dầu, do đó mà chỉ có thể thay mới, không thể vệ sinh. Trong điều kiện đường bụi bẩn, nên kiểm tra lọc gió trước mốc 10.000 km.

5. Nước làm mát: khoảng 10.000 km/lần

Đây cũng là một loại dung dịch quan trọng với xe. Hao hụt quá nhiều nước mát khiến xe nóng máy nhanh, chạy ì và nặng nhất là có thể nứt vỡ lốc máy. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, nước làm mát nên thay khoảng 10.000 km/lần... Nước mát cũng nên được kiểm tra định kỳ, đặc biệt là sau những chuyến đi dài, đèo dốc hay tải quá nặng.

6. Dây cu-roa: khoảng 10.000 km/lần

Dây cu-roa là bộ phận truyền động chính của xe, thường xuyên phải chịu lực căng lớn và ở trong môi trường nhiệt độ cao, bụi bẩn. Dây cu-roa sẽ mòn dần theo thời gian, dẫn tới tình trạng máy gào, xe ì, nóng máy. Để dây quá mòn sẽ dẫn tới tình trạng đứt dây, mất truyền động. Các nhà sản xuất đưa ra khuyến cáo nên thay; kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi dây có dấu hiệu nứt.
Dây cu-roa là bộ phận truyền động chính của xe, thường xuyên phải chịu lực căng lớn và ở trong môi trường nhiệt độ cao, bụi bẩn. Dây cu-roa sẽ mòn dần theo thời gian, dẫn tới tình trạng máy gào, xe ì, nóng máy. Để dây quá mòn sẽ dẫn tới tình trạng đứt dây, mất truyền động. Các nhà sản xuất đưa ra khuyến cáo nên thay; kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi dây có dấu hiệu nứt.

7. Bugi: khoảng 10.000 - 12.000 km/lần

Bugi là bộ phận đánh lửa, giúp đốt cháy nhiên liệu, sinh công suất cho xe. Đầu cực của bugi sẽ hao hòm theo thời gian, gây hiện tượng đánh lửa không đều, tốn nhiêu liệu, động cơ
Bugi là bộ phận đánh lửa, giúp đốt cháy nhiên liệu, sinh công suất cho xe. Đầu cực của bugi sẽ hao mòn theo thời gian, gây hiện tượng đánh lửa không đều, tốn nhiêu liệu, động cơ "hụt hơi". Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác khiến bugi hoạt động không hiệu quả như bị bám muội nhiên liệu, bị ướt, bị lẫn nhiên liệu không cháy hết... Thực tế, bugi là một bộ phận khá bền bỉ, có thể hoạt động tới vài chục nghìn km mới "chết" hẳn. Nhưng bạn nên kiểm tra và thay thế định kỳ, để xe hoạt động ổn định nhất.

Ngọc Anh