Giáo sư Mỹ: "Sẽ là thiểu năng nếu cứ toan tính cô lập Nga”
Những cố gắng nhằm cô lập một đất nước khổng lồ như Nga là "sự háo danh xuẩn ngốc” chỉ dẫn đến hiệu ứng ngược. Ý kiến như vậy do ông Stephen Cohen Giáo sư danh dự của các trường ĐHTH New York và Princeton nêu lên, theo phản ánh của tạp chí Mỹ The Natio.
Theo quan điểm của GS Cohen, ý tưởng cô lập nước Nga thể hiện "sự thiểu năng" của chính giới Hoa Kỳ trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Đồng thời, GS tin rằng ngày nay không thể nói về bất kỳ sự cô lập nào với Nga, bởi từ sau năm 2014 Matxcơva đã trở thành thủ đô có tính năng động ngoại giao cao nhất thế giới.
Liên bang Nga đang mở rộng quan hệ đối tác chính trị-quân sự và kinh tế với nhiều nước trên toàn cầu. Ngoài ra, Nga hiện là kiến trúc sư và điều phối viên chính của ba tiến trình đàm phán quan trọng nhất - về Syria, Serbia và Kosovo, thậm chí cả về Afghanistan - Giáo sư Mỹ lưu ý. Theo ý kiến của ông, không một quốc gia nào có thể cạnh tranh với Nga về mức thành công trong ngoại giao.
Tính đến tất cả những điều này, rõ ràng đã đến lúc Hoa Kỳ cần học hỏi từ Nga chứ không phải là đòi Matxcơva tuân theo quan điểm của Washington về chính trị thế giới. Và nếu như Hoa Kỳ không làm như vậy thì chắc họ có nguy cơ sa vào tình trạng tự cô lập, thậm chí còn lớn hơn nữa, - GS Stephen Cohen kết luận.