13 thắc mắc thú vị liên quan đến ‘bữa ăn gia đình’

T.Hiền 26/11/2018 21:19

Tại sao gia đình nên ăn tối thường xuyên với nhau, ăn chung bao nhiêu lần trong tuần là đủ, trẻ kén ăn thì cha mẹ phải thế nào, khi ăn mà mở tivi thì có tốt, nếu cha mẹ quá bận rộn thì phải tổ chức bữa ăn gia đình ra sao, làm cách nào để tuổi teen thích bữa ăn chung của nhà…? Các thắc mắc sẽ được tiến sĩ tâm lý Mỹ nổi tiếng lần lượt giải đáp.

Tiến sĩ Anne K. Fishel là người đồng sáng lập Dự án Bữa tối Gia đình và một nhà tâm lý học lâm sàng, giáo viên, blogger và chuyên gia trị liệu gia đình… Cô là Phó Giáo sư về Tâm lý học lâm sàng tại Trường Y Harvard và Giám đốc Chương trình Trị liệu Gia đình và Cặp đôi tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston (Mỹ).

Tiến sĩ Fishel còn tác giả của một số tác phẩm nổi tiếng được xuất bản; cuốn sách mới nhất của cô là
Tiến sĩ Fishel còn tác giả của một số tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.

Dưới đây là những giải đáp của cô về những điều mọi người hay băn khoăn liên quan đến bữa ăn gia đình.

1.Tại sao chúng ta nên ăn tối với nhau thường xuyên hơn?

Hầu hết các gia đình người Mỹ đều đang bị thiếu thời gian dành cho nhau và bữa tối có thể là thời điểm duy nhất trong ngày để chúng ta có thể kết nối lại; Khi ăn bữa cơm tối cùng nhau, hầu hết các hoạt động cá nhân như chơi trò chơi điện tử, gửi email và làm bài tập về nhà... bị “bỏ lại đằng sau”. Ăn tối là thời gian để thư giãn, cười, kể chuyện và bắt kịp những thăng trầm trong ngày, đồng thời phát triển trong ý thức về việc chúng ta là ai trong cái gia đình này.

6.jpg
Bữa ăn chung gia đình là thời gian để thư giãn, dành thời gian quan tâm cho nhau - Ảnh minh họa

2.Bữa tối gia đình có lợi ích khoa học nào không?

Trong 15 năm qua các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã có những xác nhận về điều này, mà điều này - nhiều cha mẹ cũng đã biết từ lâu: đó là khi chia sẻ cùng nhau một bữa ăn gia đình có lợi ích tốt cho tinh thần, bộ não và sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy mối liên hệ giữa bữa ăn tối gia đình diễn ra thường xuyên cùng với hành vi “có cha mẹ cầu nguyện trước bữa ăn” góp phần làm giảm tỷ lệ các thành viên trong gia đình lạm dụng thuốc, giảm trầm cảm và lòng tự trọng của cá nhân được nâng cao hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cuộc trò chuyện ăn tối là giúp trẻ “nắm vững từ vựng tốt hơn”, trẻ có xu hướng thích đọc sách hơn đọc và những câu chuyện kể xung quanh bàn bếp giúp bọn trẻ em của chúng ta xây dựng kỹ năng đối phó với các tình huống của cuộc sống tốt hơn. Ngoài ra, khi ăn thức ăn trên bàn ăn tối tại gia đình một cách thường xuyên cũng cũng làm giảm tỷ lệ béo phì và rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các gia đình có thể có được rất nhiều lợi ích đó mà chỉ mất khoảng một giờ mỗi ngày!

3.Chúng ta nên ăn tối cùng nhau bao nhiêu lần một tuần?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các gia đình ăn tối với nhau 5 lần/tuần thì sẽ gặt hái những lợi ích to lớn, nhưng con số đó không là bắt buộc. Nếu gia đình bạn chỉ có thể thu xếp tụ họp ở bên nhau được vào các bữa ăn sáng hoặc bữa trưa cuối thì cũng ổn.

4.Chúng ta rất bận. Làm thế nào chúng ta có thể thu xếp thời gian để nấu ăn và ăn cùng nhau?

Thời gian chắc chắn luôn một trong những trở ngại lớn nhất để các gia đình tập trung cùng ăn tối. Nếu bận quá, có thể chỉ là một nồi súp lớn hoặc một số bữa ăn có thể được thực hiện một cách nhanh chóng với sự “hỗ trợ” từ các nguyên liệu mua sẵn trong cửa hàng, như rau cắt trước, hoặc bột bánh pizza được làm sẵn… Ngoài ra chúng ta còn có thể áp dụng những nhiều công thức nấu ăn mất ít hơn 15 phút…

Nhưng, nếu bạn nghĩ về bữa tối gia đình như là thời gian để nuôi dưỡng gia đình, ngăn chặn các nguy cơ rạn nứt, tăng khả năng nhận thức của trẻ và mang lại niềm vui… để giúp xây dựng cho phần còn lại của cuộc đời thì chắc chắn chúng ta sẽ biết cách để tìm ra sự ưu tiên thời gian cho bữa ăn.

2.jpg
Nếu quá bận, hãy chọn những thực đơn đơn giản

5.Có là sai lầm khi ngồi ăn bữa tối trước TV không?

Một bữa ăn tối của gia đình diễn ra trước màn hình TV đang bật chắc chắn seã̉nh hưởng đến những thú vui và lợi ích của cuộc trò chuyện. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các bữa ăn được ăn trước TV không mang lại lợi ích sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta cũng nên xem một chương trình đặc biệt khi ăn một bữa ăn gia đình. Đặc biệt, nếu đó là một chương trình có liên quan đến những vấn đề của gia đình thì cũng có thể mang lại lợi ích.

6.Cần bao nhiêu sự giúp đỡ hợp lý từ các thành viên gia đình trong việc chuẩn bị bữa tối? Trong dọn dẹp? Cha mẹ có phải tự mình làm tất cả điều này không?

Hầu hết trẻ em muốn giúp đỡ và nên được khuyến khích làm như vậy. Bí quyết là tìm ra những nhiệm vụ nào phát triển phù hợp với con của bạn. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể được yêu cầu rắc một gia vị, khuấy đều món hầm hoặc rửa rau… Trẻ em trong độ tuổi tiểu học có thể đặt bàn và dọn bàn, đổ đồ uống và tham gia vào việc chuẩn bị thức ăn.

Nhiều thanh thiếu niên xem nấu ăn như một con đường tự thể hiện và có thể thưởng thức ý tưởng làm một bữa ăn hoặc một phần của một bữa ăn. Chia sẻ trong tất cả các nhiệm vụ ăn tối — mua sắm thực phẩm, lập kế hoạch thực đơn, nấu ăn, dọn dẹp và dọn dẹp — chỉ làm cho sự kiện gia đình này trở nên thú vị hơn. Nếu ai đó cảm thấy quá tải, thì vai trò và nhiệm vụ phải được xem xét lại và phân phối công bằng hơn.

familycookingmeal.jpg
Bữa tối sẽ "tuyệt vời" với sự đóng góp công sức của nhiều thành viên hơn và không có ai cảm thấy bực dọc…

7.Một số đề xuất cuộc trò chuyện cho trẻ nhỏ trong bữa ăn là gì?

Ngay cả khi trẻ không thể có cuộc trò chuyện dài hơn, nhưng chúng luôn muốn được tham gia vào các câu chuyện. Cha mẹ đôi khi, chỉ cần hỏi một cách đơn giản "Con đã làm gì hôm nay?" sẽ cho câu trả lời vui vẻ về những gì trẻ nhìn thấy trên đi bộ hoặc đã làm trong thời gian chơi… Cha mẹ cũng có thể yêu cầu trẻ mô tả trò chơi, phim hoạt hình hoặc đồ chơi yêu thích của chúng cũng sẽ kích thích sự quan tâm của trẻ và tạo ra các phản hồi tương tác. Bạn có thể hỏi, "Nhân vật hoạt hình hoặc đồ chơi yêu thích của con có thể làm gì…?".

8.Bất cứ khi nào tất cả gặp nhau đều là tranh cãi, làm thế nào cha mẹ có thể ngăn không khí này trên bàn ăn?

Một số gia đình tranh luận về các chủ đề cụ thể, như phòng lộn xộn hoặc sự cố trong một lớp khoa học gần đây. Các gia đình khác lại dường như coi tranh luận như một cách giao tiếp với nhau... Trong trường hợp này, cha mẹ có thể cũng có thể đặt một số quy tắc cơ bản nhất định. Cần có sự thống nhất về việc tránh không nói quá to, quá nhiều, không tiếp tục những chủ đề đó trong bữa tối để giảm bớt “tính chiến đấu” trong giờ ăn…

9.Làm thế nào cha mẹ có thể dạy trẻ cách cư xử tốt và không làm cho bầu không khí của bữa tối trở nên khó chịu?

Cha mẹ có thể tập trung dạy con cách cư xử tốt bằng việc nhắc nhở trẻ biết tôn trọng bằng việc trong bữa ăn, cần lắng nghe khi người khác đang nói; dạy trẻ không nói chuyện với miệng đầy thức ăn hoặc không tranh cướp thức ăn với nhau… Cách cư xử đó là những điều mà cha mẹ cũng có thể cố gắng cải thiện bản thân, điều này sẽ làm cho trẻ em noi gương.

10.Có thành viên trong gia đình hay dùng điện thoại/nhắn tin trong bữa ăn và làm cha mẹ phát điên. Làm thế nào có thể yêu cầu con dừng lại?

Cha mẹ có thể yêu cầu con thử một thử nghiệm không dùng điện thoại, nhắn tin trong một hoặc hai tuần để xem cuộc trò chuyện và bầu không khí ở bàn ăn như thế nào. Hoặc, cha mẹ có thể yêu cầu con chỉ sử dụng điện thoại của mình để tạo thuận lợi cho cuộc trò chuyện, ví dụ, tìm kiếm một thời gian xem phim, xác định một từ hoặc giải quyết tranh chấp của các thành viên đang diễn ra…

11.Con là một người ăn kén, cha mẹ nên làm gì để khuyến khích con thử các loại thực phẩm khác nhau?

Chiến lược tồi tệ nhất là cha mẹ thường ép con cái họ ăn những thức ăn chúng không muốn hoặc hạn chế thức ăn. Nếu bạn muốn con bạn không kén ăn và có thể thử các loại thực phẩm mới, bạn không nên nói với chúng kiểu như trao đổi hoặc trừng phạt rằng “Con sẽ không được phép ăn món tráng miệng con thích nếu chưa ăn hết tất cả khẩu phần rau củ của con”.

Một sai lầm phổ biến khác là cha mẹ từ bỏ quá dễ dàng nếu một đứa trẻ từ chối thức ăn mới. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em có thể cần từ 8 đến 15 loại thức ăn mới trước khi chúng quyết định chúng thích thức ăn gì.

3.jpg
Vì vậy, nếu có thể, đừng vội từ bỏ cơ hội cho trẻ được thử nhiều món - Ảnh minh họa

12.Các con còn quá nhỏ để ngồi yên trong những bữa ăn dài. Làm thế nào có thể khiến chúng ngồi im?

Trẻ đang chập chững biết đi thì không nên ngồi trong hơn 10 hoặc 15 phút, và một số chỉ có thể ngồi im ăn được trong 5 phút. Tốt nhất là khi có trẻ thì nên có bữa ăn tối ngắn, vui vẻ.

Ngoài ra khi chúng lớn hơn, cha mẹ cũng cần xác định ngồi ăn không giống ngồi học, nên chúng có thể mặc quần áo thoải mái, có thể hát trong bữa ăn; có thể cung cấp cho trẻ nước đá được làm bằng nước trái cây tươi mà chúng thích sau khi đã ăn các bữa ăn của mình…

13.Làm thế nào để giữ cho con tuổi teen quan tâm đến bữa ăn tối gia đình, vì đã có rất nhiều hoạt động khác kéo chúng đi?

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng khi thanh thiếu niên được hỏi về tầm quan trọng của bữa ăn tối gia đình, họ đánh giá chúng rất cao trong danh sách các ưu tiên của chúng. Vì vậy, cha mẹ nên biết rằng con bạn muốn ăn tối với bạn. Nếu không, hãy bắt đầu bằng cách hỏi điều gì sẽ khiến cho bữa ăn tối dễ chịu hơn cho con.

8.jpg
Thực ra tuổi teen không "tẩy chay" bữa ăn gia đình

Dưới đây là một số gợi ý về bữa ăn gia đình cho các phụ huynh khi có con vào tuổi teen:

  • - Đồng ý rằng bữa ăn tối sẽ không có giới hạn trong việc thảo luận về xung đột, không nói về bài tập về nhà, không nói về điểm số bài kiểm tra toán, không nói tới giờ vào tối thứ sáu…
  • - Đề nghị làm một bữa ăn mới dựa trên sở thích của tuổi teen - nếu con đang học về lịch sử Nam Phi hoặc văn học Ấn Độ, hãy xem trên mạng và tìm kiếm công thức nấu ăn theo nơi mà chúng vừa được học…
  • - Gợi ý với con thực hiện một khóa học về nấu ăn hoặc đảm nhiệm một phần nấu nướng một món gì đó đặc biệt, có thể làm khá nhanh và con khá tâm đắc với nó…
  • - Tạo ra một nghi thức ăn tối hàng tuần bằng việc bạn bè của con cũng được mời đến ăn cùng hoặc ăn tráng miệng. Bạn cũng có thể yêu cầu con bạn chọn nhạc để nghe trong bữa tối. Điều này cũng sẽ cung cấp cho cha mẹ một lượng thông tin về việc con có khả năng đang thích thú và quan tâm đến điều gì…

T.Hiền