Đàn ông nghiện mua sắm và thích sống ảo trên mạng xã hội hơn phụ nữ
Tờ Independent khảo sát trên 2.000 người, đàn ông là đối tượng có nhu cầu "sống ảo" cao hơn phụ nữ. Nhiều người thừa nhận, họ mua quần áo chỉ để chụp ảnh đăng lên mạng xã hội.
Từ khi trào lưu hashtag #OOTD (Trang phục mỗi ngày) trở nên phổ biến, giới trẻ dần ưa chuộng việc đăng tải hình ảnh phong cách cá nhân trên mạng xã hội. Họ bắt đầu chứng tỏ độ sành điệu với nhiều bộ đồ khác nhau. Điều này nhằm thể hiện gout ăn mặc sành điệu của bản thân.
Từ đó hình thành lối "sống ảo" trên mạng xã hội. Nhiều người bắt đầu lợi dụng chính sách đổi trả của các thương hiệu bằng việc mua quần áo trực tuyến. Họ sở hữu một ngày sau đó đổi trả chỉ để có một bức ảnh hoàn hảo trên Instagram.
Trào lưu #OOTD đã hình thành thói quen sống ảo đến nhiều người. |
Những nhà bán lẻ thường cho phép người mua thử thiết kế trước khi quyết định thanh toán hay hoàn trả lại, đã khiến việc đổi trả quần áo ngày càng trở nên phổ biến.
Theo khảo sát của Barclaycard - công ty thẻ tín dụng, đưa ra bảng thông tin về việc 10 người mua sắm, sẽ có 1-2 khách hàng mua hàng chỉ để phuc vụ nhu cầu "sống ảo" trên mạng xã hội. Sau khi những bức ảnh được đăng tải, họ sẽ gửi trả cho cửa hàng và nhận lại số tiền đã bỏ ra.
Khách hàng thường là đàn ôngTờ Independent khảo sát trên 2000 người, đàn ông là đối tượng có nhu cầu "sống ảo" cao hơn phụ nữ. Nhiều người thừa nhận, họ mua hàng trực tuyến chỉ để đăng lên mạng xã hội, rồi hoàn trả lại.
Giới chuyên môn cũng chỉ ra rằng phái mạnh thường quan tâm thời trang nhiều hơn các cô gái. Đàn ông ở Anh dành khoảng 114 bảng (hơn 3 triệu đồng) trung bình mỗi tháng cho việc mua sắm.
Nhiều cuộc khảo sát chỉ ra rằng đàn ông thường có thói quen "sống ảo" cao hơn phụ nữ. |
Khảo sát của công ty thẻ Barclaycard còn cho rằng, phần lớn đối tượng "sống ảo" nhiều nhất nằm trong độ 35-44 tuổi. Điều này có vẻ nghe hơi ngược, vì đa phần giới trẻ sẽ là người chịu khó cập nhật xu hướng thời trang hơn.
Tuy nhiên, đa số đàn ông ở độ tuổi này đều có nguồn thu nhập ổn định và chịu chi trả nhiều hơn các bạn trẻ. Ngoài ra, nguyên nhân chính vẫn là tâm lý sợ bị người xung quanh đánh giá, khi tái sử dụng trang phục cũ.
"Họ sẽ cảm thấy xấu hổ nếu có ai đó nhìn thấy mặc bộ trang phục giống nhau hai lần trên mạng xã hội. Đàn ông chiếm hơn 7% so với phụ nữ", nhà phân tích của Barclaycard đưa ra nhiều dẫn chứng.
Mạng xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bình thường không thua gì các ngôi sao nổi tiếng. Chia sẻ hình ảnh khác lạ mỗi ngày với trào lưu #OOTD khiến họ cảm thấy tự hào vì cuộc sống đáng mơ ước. Việc chi trả cho những trang phục đắt đỏ cũng giúp phái mạnh thể hiện đẳng cấp giàu có của bản thân.
Nhiều người thừa nhận họ mua hàng chỉ để đăng lên mạng xã hội, rồi hoàn trả lại. |
Các nhãn hàng chấp nhận việc "sống ảo"
Trào lưu "sống ảo" trở nên phổ biến, cũng là lúc các nhà bán lẻ cần thay đổi những nhìn nhận mới. Họ đã bắt đầu đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng đặc biệt. Đơn cử như nhãn hàng Fashion Nova đã sản xuất ra dòng sản phẩm phục vụ cho sở thích chụp hình "sống ảo". Các thiết kế diện được 1-2 lần sau đó có thể vứt bỏ.
Ngoài ra, Rent the Runway còn chú trọng vào chính sách đổi trả, cho phép các khách hàng có thể thuê đồ từ những nhà thiết kế thời trang trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhận định của BTV Allison P. Davis của tờ The Cut việc "sống ảo" sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Vấn đề rác thải cũng được tạo ra bởi số lượng lớn những sản phẩm bị đổi trả, khiến các nhà nghiên cứu môi trường phải nghĩ ra cách để khắc phục lối "sống ảo" của các tín đồ thời trang hiện nay.
Rác thải của ngành thời trang, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. |