Người phụ nữ tử vong sau khi dùng nước rửa mũi chữa viêm xoang

An An (Dịch theo Dailymail) 09/12/2018 08:49

Qua nhiều lần kiểm tra các bác sĩ mới phát hiện ra nguồn cơn căn bệnh, khi đó các mô thần kinh ở não đã bị phá vỡ, bệnh nhân không thể qua khỏi.

Một phụ nữ 69 tuổi ở Seattle, Hoa Kỳ đến gặp bác sĩ khi tình trạng viêm xoang trở nên trầm trọng. Các bác sĩ tại đó đã kê đơn cho cô sử dụng nước vô trùng và bình rửa mũi chuyên dụng để rửa sạch khoang mũi mỗi ngày. Nhưng cô đã bỏ qua một bước quan trọng trong hướng dẫn của bác sĩ: sử dụng nước vô trùng đúng cách.

Nước đóng chai hoặc đun sôi thường được coi là vô trùng, nhưng người phụ nữ này vì lười và chủ quan đã thay bằng nước lã lọc qua bình để vệ sinh mũi mà không biết rằng bình lọc nước không đủ để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.

Những phát ban bất thường nổi lên trên sống mũi nữ bệnh nhân.
Những phát ban bất thường nổi lên trên sống mũi nữ bệnh nhân.

Một tháng sau khi sử dụng bình rửa mũi và nước máy lọc, trên mũi bà bắt đầu xuất hiện những ban đỏ tróc vảy dọc sống mũi. Người phụ nữ đã tìm đến bác sĩ da liễu và được chẩn đoán rằng đây là một căn bệnh nhiễm trùng phức tạp.

Một lần khác, bà đến bệnh viện ở Seattle và bỗng nhiên lên cơn động kinh co giật, mất đi nhận thức dù trước đó hoàn toàn tỉnh táo. Nhận ra có điều không ổn, các bác sĩ tại đây đã tiến hành chụp CT. Hình ảnh não của bà được nhìn thấy trên tấm phim nhiều phần đã trở nên mềm nhão và chỉ toàn màu máu.

Cuộc hội chẩn ca bệnh diễn ra ngay sau đó. Bà có tiền sử ung thư vú, vì vậy, dự đoán đầu tiên của các bác sĩ là khối u đã di căn lên não. Tuy nhiên, đây cũng không phải là nguyên nhân thật sự gây nên tình trạng nhũn não.

Người phụ nữ sau đó được điều trị bằng thuốc chống động kinh và trở về nhà. Tuy nhiên một tuần sau đó, cô lại phải quay lại bệnh viện vì tình trạng tê tay và chân luôn tiếp diễn. Cuối cùng, một bác sĩ tư vấn từ Đại học Johns Hopkins đã cho rằng những triệu chứng này rất giống khi bị nhiễm khuẩn amip.

Não của bà dần bị ăn mòn bởi vi khuẩn amip.
Não của bà dần bị ăn mòn bởi vi khuẩn amip.

Đội ngũ y tế đã nhanh chóng liên hệ với Trung tâm Kiểm soát và Prevetion (CDC) và tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và phát hiện trong não người phụ nữ này có một loại amip ăn não người vô cùng hiếm.

Dù bệnh nhân lập tức được điều trị bằng thuốc và kháng sinh nhưng đã quá trễ. Trong vòng một tuần, cô rơi vào tình trạng hôn mê sâu, bộ não đã gần như mất hết hình dạng và trở nên mềm nhũn, tỉ lệ cứu sống là rất thấp. Gia đình quyết định để bà ra đi không lâu sau đó.

Loài amip ăn não là cực kỳ hiếm, chúng ẩn nấp và sống trong đất và lòng nước, tồn tại ở hai loại có tên là Naegleri và Balamuthia. Loài trùng amip mà bệnh nhân 69 tuổi nhiễm phải là Balamuthia được phát hiện vào năm 1986, đã tấn công ít nhất 200 người trên toàn thế giới và 70 người ở Mỹ kể từ đó.

Trùng ăn não vô cùng hiếm gặp.
Trùng ăn não vô cùng hiếm gặp.

Balamuthia có khả năng gây tử vong rất cao – 89% sau khi nhiễm, mặc dù được điều trị tích cực. Bác sĩ cũng đưa ra cảnh báo rằng, khi vệ sinh mũi mà người bệnh bị nổi lên những phát ban, hãy đến gặp bác sĩ và kiểm tra về tình trạng bệnh của mình.

Amip ăn não xâm nhập vào cơ thể người như thế nào?

Loại "amip ăn não người" thường phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối… vào mùa hè; thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn.Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não, gây viêm màng não.Điều nguy hiểm là amip này có thể vượt qua mọi khâu lọc khử trùng, nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình.

Tuy nhiên, amip này không gây bệnh thông qua uống nước, trừ khi súc miệng mà nước nhiễm amip xộc lên mũi.Theo khuyến cáo của chuyên gia, đối với những người đi bơi, trong khi tắm, bơi bể bơi, hồ, ao, suối hạn chế tối đa nước vào mũi bằng cách giữ cao đầu không để ngập nước, sử dụng kẹp mũi. Do amip xâm nhập qua đường mũi nên sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi.

An An (Dịch theo Dailymail)