7 điều “cấm kỵ” trong khi điều khiển ô tô

Ngọc Anh 23/01/2019 18:07

(Baonghean.vn) - Khi lái xe ôtô, bạn sẽ vô thức hình thành một vài thói quen lái xe; những thói quen tưởng chừng đơn giản này có thể gây ra tai họa khôn lường khi tham gia giao thông... Cùng điểm mặt và tìm ra lời khuyên hữu ích để sửa chữa những thói quen xấu này.

1. Không bật nhạc trong xe quá lớn

Khi lái xe bạn cần tập trung cao độ, để ý cả những tiếng động bên ngoài mặt đường như tiếng phanh gấp của xe chạy trước hoặc tiếng còi hú của xe cấp cứu. Vì vậy, đừng bật loa quá to, âm thanh chỉ cần vừa đủ nghe đối với hành khách.

Khi lái xe bạn cần tập trung cao độ, để ý cả những tiếng động bên ngoài mặt đường như tiếng phanh gấp của xe chạy trước hoặc tiếng còi hú của xe cấp cứu. Vì vậy, đừng bật loa quá to, âm thanh chỉ cần vừa đủ nghe đối với hành khách.

2. Không dừng xe ở vị trí điểm mù của xe khác

Nếu bạn đang xếp hàng ngang với dàn lốp phía cuối rơ-mooc của một xe khác, hãy nháy đèn hoặc tạo tín hiệu gì đó để tài xế ở xe đó biết có xe bạn tít phía sau. Nếu ở trong điểm mù của một chiếc xe dài, bạn sẽ không kịp phản ứng khi họ chuyển làn hoặc rẽ phải/trái.

Nếu bạn đang xếp hàng ngang với dàn lốp phía cuối rơ-moóc của một xe khác, hãy nháy đèn hoặc tạo tín hiệu gì đó để tài xế ở xe đó biết có xe bạn tít phía sau. Nếu ở trong điểm mù của một chiếc xe dài, bạn sẽ không kịp phản ứng khi họ chuyển làn hoặc rẽ phải/trái.

3. Khi trời sương mù không sử dụng đèn pha

Trong điều kiện của trời sương mù, ánh sáng từ chùm đèn pha sẽ rọi chiếu tất cả các phân tử hơi nước trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng vào các giọt nước li ti khiến cho tầm nhìn của bạn tồi tệ hơn. Hãy bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.

Trong điều kiện của trời sương mù, ánh sáng từ chùm đèn pha sẽ rọi chiếu tất cả các phân tử hơi nước trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng vào các giọt nước li ti khiến cho tầm nhìn của bạn tồi tệ hơn. Hãy bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.

4. Không nên nhìn chăm chú vào chiếc xe phía trước

Đôi khi tập trung lái xe trên đường và chẳng may nhìn hút mắt vào chiếc xe phía trước, những gì bất thình lình hiện ra sau chiếc xe đó (ổ gà, vật cản trên đường…) khiến bạn giật mình là có thể xảy tai nạn. Lời khuyên là hãy quét ánh nhìn qua lại hết bề ngang mặt đường, cố nhìn lên chiếc xe phía trước nó. Hoặc ít nhất là trong khoảng trống giữa những chiếc xe, do đó bạn có thể lường được những gì phía trước.

Đôi khi tập trung lái xe trên đường và chẳng may nhìn hút mắt vào chiếc xe phía trước, những gì bất thình lình hiện ra sau chiếc xe đó (ổ gà, vật cản trên đường…) khiến bạn giật mình là có thể xảy tai nạn. Lời khuyên là hãy quét ánh nhìn qua lại hết bề ngang mặt đường, cố nhìn lên chiếc xe phía trước nó. Hoặc ít nhất là trong khoảng trống giữa những chiếc xe, do đó bạn có thể lường được những gì phía trước.

5. Không rà phanh liên tục khi xuống dốc

Khi xe lao xuống dốc, nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là mất phanh khi đến cuối chặng đèo dốc, lúc đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không

Khi xe lao xuống dốc, nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là mất phanh khi đến cuối chặng đèo dốc, lúc đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không "ăn" thì vô cùng nguy hiểm.

6. Phanh trong khúc cua là một sai lầm chết người

Trong lúc cua, theo quán tính người lái luôn nghĩ phanh làm tốc độ xe chậm lại sẽ khiến việc vòng cua dễ dàng hơn. Ít ai biết rằng, thực ra khi cua, phanh sẽ làm cho bánh xe khó kiểm soát hơn rất nhiều... Hơn nữa, đoạn cua ngắn bạn không có đủ thời gian để tính toán trọng lượng trên xe. Nếu xe quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong lúc cua càng thêm nguy hiểm.

Trong lúc cua, theo quán tính người lái luôn nghĩ phanh làm tốc độ xe chậm lại sẽ khiến việc vòng cua dễ dàng hơn. Ít ai biết rằng, thực ra khi cua, phanh sẽ làm cho bánh xe khó kiểm soát hơn rất nhiều... Hơn nữa, đoạn cua ngắn bạn không có đủ thời gian để tính toán trọng lượng trên xe. Nếu xe quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong lúc cua càng thêm nguy hiểm.

7. Không đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ

Các vị trí ôm vô lăng 10 giờ và 2 giờ là một thói quen cầm rất phổ biến và hết sức nguy hiểm, nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Nếu chẳng may túi khí nổ khi xảy ra va chạm, lực nổ lớn có thể làm gẫy các ngón tay. 9 giờ và 3 giờ mới là vị trí đặt tay chuẩn xác khi lái xe.

Các vị trí ôm vô lăng 10 giờ và 2 giờ là một thói quen cầm rất phổ biến và hết sức nguy hiểm, nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Nếu chẳng may túi khí nổ khi xảy ra va chạm, lực nổ lớn có thể làm gẫy các ngón tay. 9 giờ và 3 giờ mới là vị trí đặt tay chuẩn xác khi lái xe.

Ngọc Anh