Náo nức phiên chợ biên Nghệ An những ngày giáp Tết

Hữu Vi 27/01/2019 20:09

(Baonghean.vn) - Chợ biên Cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn), trong phiên họp giáp Tết tấp nập kẻ bán người mua, họ là người Việt sang mua hàng và bán hàng là người anh em bên kia biên giới.

Chợ Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn người dân quen gọi là chợ Biên Giới thường họp vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Bình thường phiên chợ khá vắng khách. Tuy nhiên trong phiên ngày 27/1/2019 lượng người đến chợ tăng đột biến
Chợ Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn người dân quen gọi là chợ Biên giới thường họp vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Bình thường phiên chợ khá vắng khách. Tuy nhiên trong phiên ngày 27/1/2019 lượng người đến chợ tăng đột biến.


Chợ phiên Nậm Cắn trước kia họp một tháng một phiên. Gần đây, với sự phát triển của sự giao lưu văn hóa cũng như kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Lào, chợ đã được mở rộng quy mô và di chuyển địa đểm đến Cửa khẩu Quốc tết Nậm Cắn, sát biên giới Việt - Lào
Chợ phiên Nậm Cắn trước kia họp một tháng/phiên nằm sâu trong lãnh thổ nước bạn Lào 3km. Gần đây, với việc tăng cường giao lưu văn hóa cũng như giao thương giữa hai xã biên giới Việt Nam - Lào, chợ đã được mở rộng quy mô và di chuyển địa đểm đến Cửa khẩu Quốc tết Nậm Cắn, sát biên giới Việt - Lào.

Khi đến với phiên chợ độc đáo này, du khác không chỉ được trải nghiệm việc mua bán mà còn đắm mình trong không gian ấm thực cũng như vùng văn hóa miền biên giới của hai nước. Trong anh là người phụ nữ người Mông (Lào) mua tấm
Khi đến với phiên chợ độc đáo này, du khách không chỉ được trải nghiệm việc mua bán mà còn đắm mình trong không gian ấm thực cũng như vùng văn hóa miền biên giới của hai nước. Trong ảnh là người phụ nữ người Mông (Lào) mua tấm "xử ca" tại phiên chợ. Đây là vật thờ cúng của cộng đồng người Mông. Mỗi năm nó lại được thay thế một lần vào dịp Tết.

Chiếc
Chiếc "ép" đựng xôi, sản phẩm đan lát của người Thái cũng là mặt hàng được cư dân vùng biên giới ưa thích.

Thịt thú rừng vẫn được bày bán công khai tại phiên chợ
Thịt thú rừng vẫn được bày bán công khai tại phiên chợ.

Những người kinh doanh tại phiên chợ chủ yếu là người Lào, nhưng họ sẵn sàng nhận tiền Việt từ người mua. Tất nhiên phải sau một lúc tính toán để cân đối tỷ giá
Những người kinh doanh tại phiên chợ chủ yếu là người Lào, nhưng họ sẵn sàng nhận tiền Việt từ người mua. Tất nhiên phải sau một lúc tính toán để cân đối tỷ giá.

Một khung cảnh quen thuộc tại chợ phiên Nậm Cắn. Trong phút ngẫu hứng, một người đàn ông người Mông (Lào) bất kỳ có thể trở thành nghệ sỹ múa khén
Một khung cảnh quen thuộc tại chợ phiên Nậm Cắn. Trong phút ngẫu hứng, một người đàn ông Mông (Lào) bất kỳ có thể trở thành nghệ sỹ múa khèn.

Đào cũng được bày bán, nhưng chủ yếu để phục vụ du khách Việt Nam. Cư dân Lào vùng biến giới vốn không có tập tục trưng cành đào ngày tết
Đào cũng được bày bán, nhưng chủ yếu để phục vụ du khách Việt Nam. Cư dân Lào vùng biên giới vốn không có tập tục trưng cành đào ngày tết

`

Hữu Vi