Siêu tàu dầu Iran 'biến mất' ngoài khơi Syria; Nga đưa tên lửa chống hạm lên đảo tranh chấp với Nhật

Hữu Quân 04/09/2019 06:27

(Baonghean.vn) - Iran tuyên bố không đối thoại song phương với Mỹ; Siêu tàu dầu Iran "biến mất" ngoài khơi Syria; Nga đưa thêm tên lửa chống hạm đến gần đảo tranh chấp với Nhật; Mỹ rút 5.000 quân khỏi Afghanistan trong 5 tháng tới... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Iran tuyên bố không đối thoại song phương với Mỹ

iran tuyen bo khong doi thoai song phuong voi my hinh 1

Tổng thống Iran khẳng định sẽ không đối thoại với Mỹ. Ảnh: IRNA

Trong bài phát biểu trước phiên họp công khai của Hội đồng tư vấn Hồi giáo hôm 3/9, Tổng thống Iran Rouhani nói rằng nước này sẽ không thực hiện các cuộc đàm phán song phương với Mỹ. Mặc dù vậy ông vẫn để ngỏ có thể đối thoại trong khuôn khổ nhóm P5 +1 nếu Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm vận. Tuyên bố của ông Rouhani đưa ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị gặp các nhà lãnh đạo Iran và tổ chức các cuộc đàm phán song phương mà không cần điều kiện tiên quyết.

Tổng thống Iran cũng cho biết, cuộc chiến áp đặt kinh tế của Mỹ đã không đạt được kết quả nào dù thừa nhận chính phủ hiện tại phải đối mặt với nhiều điều kiện rất khó khăn. Ông Rouhani lưu ý rằng Iran sẽ tham gia một hiệp ước kinh tế và thực hiện thương mại tự do với Cộng đồng Á - Âu. Thỏa thuận giữa Iran và EU sẽ có hiệu lực vào ngày 26/10/2019.

Quốc hội Ukraine thông qua dự luật tước quyền miễn trừ của các nghị sĩ

Chú thích ảnh
Toàn cảnh cuộc họp Quốc hội Ukraine tại Kiev ngày 20/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 3/9, Quốc hội Ukraine đã lần thứ 2 thông qua dự luật tước quyền miễn trừ của các nghị sĩ. Dự luật mới được 373 nghị sĩ ủng hộ trong khi ngưỡng tối thiểu để thông qua là 300 phiếu. Văn kiện này sẽ được chuyển lên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký ban hành luật. Nếu được ông Zelensky ký, dự luật sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2020.

Theo luật mới, Điều 80 trong Hiến pháp Ukraine sẽ bỏ quy định các nghị sĩ Quốc hội Ukraine không thể bị truy tố, giam giữ hoặc bắt giữ mà không có sự đồng ý của Quốc hội và họ được đảm bảo quyền miễn trừ của nghị sĩ. Điều khoản này quy định rõ rằng các nghị sĩ sẽ không thể bị giam giữ vì những tuyên bố của họ, cũng sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả bỏ phiếu hoặc tuyên bố tại Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Nga đưa thêm tên lửa chống hạm đến gần đảo tranh chấp với Nhật

Xe quân sự Nga trang bị hệ thống tên lửa đối hạm Bastion trong một cuộc duyệt binh ở thành phố Vladivostok hồi tháng 5.2018 /// Chụp màn hình Kyodo News
Xe quân sự Nga trang bị hệ thống tên lửa đối hạm Bastion trong một cuộc duyệt binh ở thành phố Vladivostok hồi tháng 5/2018. Ảnh chụp màn hình Kyodo News

Cụ thể, Kyodo News mới đây dẫn tài liệu nội bộ từ Chính phủ Nga tiết lộ hệ thống tên lửa đối hạm mới, được gọi là Bastion, với tầm bắn hơn 300 km, sẽ được triển khai trên 2 đảo Paramushir và Matua. Hai đảo này thuộc phía Bắc quần đảo Kuril, nơi có 4 đảo ở phía Nam nằm trong tình trạng tranh chấp với Nhật Bản.

Kế hoạch này cho thấy Mockva đặt tầm quan trọng về mặt chiến lược lên quần đảo Kuril trong việc bảo vệ biển Okhotsk và căn cứ lực lượng hạt nhân của Nga. Điều này có nghĩa một tuyến phòng thủ trải dài từ bán đảo Kamchatka đến gần tỉnh Hokkaido của Nhật Bản sẽ được hoàn thành sớm, theo Kyodo News. Một quan chức Nga cho hay, hệ thống tên lửa nói trên đã được chuyển từ bán đảo Kamchatka đến 2 đảo Paramushir và Matua và hiện đang chuẩn bị hoạt động.

Mỹ rút 5.000 quân khỏi Afghanistan trong 5 tháng tới

Chú thích ảnh
Binh sĩ Mỹ tại một trại huấn luyện ở Herat, Afghanistan. Ảnh: Getty Images

Theo hãng tin Reuters, sau quá trình thảo luận kéo dài nhiều tháng, các nhà đàm phán của Chính phủ Mỹ và đại diện của lực lượng Hồi giáo Taliban đã đi đến một dự thảo thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 18 năm qua tại Afghanistan. Dự thảo này cần được Tổng thống Mỹ Donald Trump phê chuẩn. Người đồng cấp Afghanistan Ashram Ghani cũng đã gặp Đặc phái viên hòa giải Mỹ phụ trách vấn đề Afghanistan Zalmay Khalilzad và có kế hoạch “nghiên cứu cũng như đánh giá” các chi tiết cụ thể trong thỏa thuận.

Nếu các bên nhất trí, thỏa thuận sau khi được ký kết sẽ có tác dụng ngăn phiến quân Taliban sử dụng Afghanistan để thực hiện các cuộc tấn công vào Mỹ và các đồng minh của Washington. Thỏa thuận còn bao gồm một điều khoản xây dựng cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan nhằm chấm dứt xung đột giữa Taliban và chính phủ do phương Tây hậu thuẫn ở Kabul.

Siêu tàu dầu Iran "biến mất" ngoài khơi Syria

TaùAdrian Darya 1

Tàu Adrian Darya 1 tắt thiết bị phát đáp khi đang di chuyển trên vùng biển giữa đảo Cyprus và Syria. Đồ họa: BBC

Dữ liệu theo dõi tàu thuyền Refinitiv cho thấy tàu chở dầu Adrian Darya 1 gửi tín hiệu về vị trí cuối cùng từ thiết bị phát đáp lúc 15h53 hôm 2/9, khi đang đi lên phía Bắc vùng biển thuộc Địa Trung Hải nằm giữa đảo Cyprus và Tây Syria. Với việc tắt thiết bị định vị, con tàu gần như "biến mất" trên dữ liệu theo dõi hàng hải quốc tế.

Siêu tàu chở dầu này cũng như điểm đến của nó đang là tâm điểm chú ý trong căng thẳng ngày càng leo thang giữa Iran và Mỹ. Con tàu trước đây mang tên Grace 1 bị thủy quân lục chiến Anh kết hợp với cảnh sát biển Gibraltar bắt hôm 4/7 do nghi ngờ nó chở dầu tới Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).

Quốc hội Ukraine thông qua dự luật tước quyền miễn trừ của các nghị sĩ

Thứ Ba, 03/09/2019 17:47

TIN LIÊN QUAN

  • Tổng thống Ukraine đề xuất sửa 10 điều Hiến pháp, cắt giảm 1/3 nghị sĩ

    Tổng thống Ukraine đề xuất sửa 10 điều Hiến pháp, cắt giảm 1/3 nghị sĩ

  • Quốc hội Ukraine phê duyệt các chức danh bộ trưởng nội các mới

  • Tổng thống Trump yêu cầu xem lại chương trình hỗ trợ quân sự Ukraine

MỚI NHẤT

  • EC thừa nhận khả năng cao Anh rời khỏi EU không thỏa thuận

    EC thừa nhận khả năng cao Anh rời khỏi EU không thỏa thuận

  • Chuyên gia Singapore đánh giá về căng thẳng thương mại Nhật-Hàn

  • Nga không thảo luận với Nhật Bản về khả năng triển khai quân đội tới quần đảo tranh chấp

Ngày 3/9, Quốc hội Ukraine đã lần thứ 2 thông qua dự luật tước quyền miễn trừ của các nghị sĩ.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh cuộc họp Quốc hội Ukraine tại Kiev ngày 20/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực SNG, dự luật mới được 373 nghị sĩ ủng hộ trong khi ngưỡng tối thiểu để thông qua là 300 phiếu. Văn kiện này sẽ được chuyển lên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký ban hành luật. Nếu được ông Zelensky ký, dự luật sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2020.

Theo luật mới, điều 80 trong Hiến pháp Ukraine sẽ bỏ quy định các nghị sĩ Quốc hội Ukraine không thể bị truy tố, giam giữ hoặc bắt giữ mà không có sự đồng ý của Quốc hội và họ được đảm bảo quyền miễn trừ của nghị sĩ.

Điều khoản này quy định rõ rằng các nghị sĩ sẽ không thể bị giam giữ vì những tuyên bố của họ, cũng sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả bỏ phiếu hoặc tuyên bố tại Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Hữu Quân