Thất bại trước Việt Nam, U22 Trung Quốc bị người hâm mộ ‘chỉ trích’ thậm tệ
(Baonghean.vn) - Năm 2013, đội tuyển Trung Quốc từng để thua 1-5 trước Thái Lan. Sau đó, cựu danh thủ Fan Zhiyi đã đưa ra một nhận định gây sốt đó là "nếu bóng đá Trung Quốc không thay đổi trong tương lai thì sớm muộn cũng bị Việt Nam vượt mặt".
Và hôm qua, sau khi kết thúc trận đấu giao hữu giữa đội chủ nhà và U22 Việt Nam, không ít người hâm mộ bóng đá Trung Quốc đã nhắc lại câu nói của Fan Zhiyi như một lời tiên tri về sự trì trệ của nền bóng đá nước nhà cũng như sự tiến bộ vượt bậc của người láng giềng bé nhỏ.
Thực tế ở Trung Quốc, không hẳn là bóng đá là môn thể thao không được quan tâm và đầu tư. Chủ tịch Trung Quốc từng công khai chia sẻ 3 nguyện vọng đối với nền bóng đá nước nhà: Đó là việc người Trung Quốc phải xây dựng một nền bóng đá đủ tiêu chuẩn đăng cai World Cup, đủ tiêu chuẩn tổ chức World Cup và cuối cùng, quan trọng nhất đủ khả năng giành chức vô địch World Cup.
Chủ tịch Trung Quốc là một người đặc biệt quan tâm đến bóng đá. Ảnh: New China |
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã có 20.000 trường dạy bóng đá vào năm 2017, cung cấp hơn 100.000 cầu thủ và con số này sẽ tăng tới gấp đôi vào năm 2025. Điều đó sẽ giúp nước này đủ khả năng đăng cai World Cup trong vòng 15 năm tới. Và tất nhiên, là tham vọng vô địch.
Thế nhưng, một sự thật là dù mở ra hàng chục nghìn trường học bóng đá thì đây vẫn là nơi để người ta vòi vĩnh tiền các vị phụ huynh khi muốn gửi con vào và ở đất nước đông dân nhất thế giới, bóng đá cũng không phải là môn thể thao được nhiều người quan tâm nhất mà là bóng rổ.
Tại Trung Quốc, bóng rổ mới là môn thể thao được quan tâm nhất. Ảnh: CBA |
Có một chi tiết thú vị là sau tình huống trung vệ Bùi Tiến Dũng đá quả 11m cuối cùng vào lưới U23 Iraq giúp U23 Việt Nam tiến vào bán kết và cởi áo ăn mừng, không ít cư dân mạng Trung Quốc liền lấy hình ảnh đó để buông lời chế giễu: “Cầu thủ người ta thì cởi áo ra toàn cơ và bắp, cầu thủ mình cởi ra toàn hình xăm”. Một câu nói châm chọc của NHM Trung Quốc trước tương lai mà họ cho là mù mịt của bóng đá nước nhà.
Thất bại trước U22 Việt Nam khiến nhiều NHM Trung Quốc giận dữ. Ảnh: VTC |
Trên MXH Weibo:
1. “Khoảng 20 phút đầu trận tôi thấy đội nhà thi đấu mạch lạc, cầm bóng tự tin và những đường chuyền chính xác. Tôi rất tin tưởng và hy vọng vào tương lai bóng đá nước nhà. Cho đến lúc cầu thủ số 9 ghi bàn thì tôi mới biết đội mặc áo trắng không phải là Trung Quốc”.
2. “Chỉ 0 - 2 thôi á?”
3. “Mặc dù chơi dở nhưng lương vẫn cao. Sao vậy?”
4. “Thực ra thì cũng bình thường vì bóng đá Việt Nam tiến bộ vượt bậc trong năm qua mà”.
5. “Tất cả ngồi xuống, chuyện này bình thường mà.
> Việt Nam gần đây bắt đầu mạnh lên nhiều, ở các giải trẻ dường như đều tốt hơn Trung Quốc”.
6. “Tiếp theo thua ai bây giờ nhỉ?
> Chắc là Myanmar”.
7. “Thành thật mà nói thì hậu vệ cánh chơi dở hơn cả hậu vệ cánh của đội bóng trường tôi, buồn, tiếc”.
8. “Không một đội nào có thể thua Trung Quốc nữa, không một đội nào...”.
9. “Phong độ nước mình ổn định đó chứ. (ý là thua hoài)”
10. “Tiếp theo có thể là Trung Quốc 0-1 Brunei, hoặc Trung Quốc 0-1 Đông Timo. Tóm lại là mong chờ chúng ta sẽ tiến bộ từ thua 0-2 xuống thua 0-1”.
11. “Tối hôm nay thế là quá đủ, tuyển bóng rổ nam thua, tuyển bóng đá nam cũng thua. Riết rồi chỉ còn hy vọng vào tuyển bóng rổ nữ, tuyển bóng chuyền nữ với tuyển bóng đá nữ”.
Trên trang thể thao hàng đầu sinasport:
1.“Cầu thủ chúng ta hôm nay phát huy được tinh thần học tập, dám đá, chỉ thua 2 bàn trước đại gia VN, chỉ cần phát huy tinh thần thế này tin rằng chưa đầy 10 năm tới chúng ta sẽ đuổi kịp đại gia VN”.
2.“Tuy thua rồi, nhưng chỉ thua VN 2 bàn là thấy có gì hy vọng rồi, tôi tin vài trăm năm hoặc mấy nghìn năm nữa chúng ta sẽ đuổi kịp đối thủ”.
3.“Đội trẻ này thực sự rất nỗ lực, gặp đối thủ mạnh nhưng đến phút thứ 18 mới nhận bàn thua hiệp hai điều chỉnh lại thì hiệu quả rõ rệt, tuy phút 57 thua thêm 1 quả nhưng ít nhất chúng ta khiến thủ môn VN 2 lần cứu thua, U23 châu Á sắp tới có hy vọng rồi”.
4.“Đã nói rồi, mấy năm rồi VN đã tiệm cận top 4 châu á, thua họ cũng bình thường thôi”.
5.“Đừng chửi cầu thủ nữa, họ cố gắng lắm rồi, đối thủ quá mạnh hết cách rồi”.
Có thể thấy dù bóng đá không phải là môn thể thao được quan tâm nhất ở Trung Quốc nhưng việc từ gần hơn 1 tỷ dân mà không thể chọn ra được một đội hình đủ sức đánh bại một đội bóng nhỏ bé bên cạnh thật sự khiến NHM đất nước này không khỏi ngán ngẩm và cũng chẳng hy vọng gì nhiều về những mục tiêu như chủ tịch nước họ Tập từng hy vọng và nỗ lực hết sức để thay đổi.