10 nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lắp đặt hệ thống điện pin mặt trời áp mái

Hoàng Sơn - Nguyệt Minh 16/03/2020 15:31

(Baonghean.vn) - Nhận thấy việc lắp đặt điện pin mặt trời áp mái khá đơn giản nên hiện nay có một số người dân chủ quan tự mua hệ thống về lắp đặt hoặc thuê thợ điện tại gia đình chưa có đủ chuyên môn lắp đặt nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng do không làm đúng quy trình kỹ thuật nên đã dẫn đến hiện tượng cháy nổ, hư hỏng thiết bị.

Điện pin năng lượng mặt trời mới được áp dụng tại khu vực Nghệ An nên còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, do những chính sách khuyến khích sử dụng điện mặt trời áp mái cũng như hiệu quả lớn nó mang lại nên số lượng các hộ gia đình tại Nghệ An lắp đặt hệ thống ngày càng nhiều.

Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tưởng chừng khá đơn giản nên hiện nay có một số hộ gia đình tự ý mày mò mua hệ thống về tự lắp hoặc thuê nhân công là những thợ điện không chuyên để lắp đặt, với mục đích tiết kiệm kinh phí.

Tuy nhiên, hệ thống điện pin mặt trời áp mái là sản phẩm công nghệ cao, sử dụng chưa đại trà, công suất điện sản xuất ra lớn nên đòi hỏi phải có tay nghề, trình độ cao, am hiểu sâu mới có thể lắp đặt hệ thống vận hành an toàn.

Eventer và cầu dao của hệ thống điện mặt trời được gia đình lắp cạnh nhau ở vị trí kín không đảm bảo an toàn khi hệ thống cháy lan truyền không cắt được nguồn điện dẫn đến cháy toàn bộ hệ thống. Ảnh: Tư liệu

Ngày 1/2 vừa qua tại hộ gia đình ông H. (ngõ 187, đường Phùng Chí Kiên, khối Tân Hòa, phường Hà Huy Tập, TP.Vinh) đã xảy ra cháy. Đám cháy xuất phát tại tủ điện năng lượng mặt trời, lắp đặt tại phòng ngủ tầng 2 của căn nhà và lan sang các vật dụng xung quanh. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố gây chập hệ thống điện sinh hoạt trong nhà, lan sang làm cháy hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Qua trao đổi với PV, ông H. cho biết, hệ thống điện mặt trời là do gia đình ông mua về rồi tự lắp đặt, đấu nối sử dụng khoảng một năm nay. Việc hệ thống xảy ra sự cố gây cháy nguyên nhân từ đâu gia đình ông cũng không biết được vì không rõ hệ thống hoạt động cụ thể như thế nào, mà chỉ biết cách lắp để hệ thống hoạt động.

Do muốn tiết kiệm chi phí lắp đặt, gia đình ông H. đã tự ý lắp đặt với hệ thống điện năng lượng mặt trời nhỏ, không đúng kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Sơn

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề lắp đặt an toàn cho hệ thống điện pin mặt trời áp mái chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Ngọc Truyền - Phó Giám đốc Công ty CP Hekinan (địa chỉ số 75, Tôn Thất Tùng, TP.Vinh). Đây là đơn vị hàng đầu hiện nay về hệ thống điện pin mặt trời áp mái tại khu vực Nghệ An, hiện đang thi công công trình điện pin mặt trời áp mái lớn nhất trên địa bàn tỉnh.

“Hệ thống điện pin mặt trời áp mái là hệ thống có công nghệ hiện đại nên đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao trong lắp đặt để đảm bảo an toàn khi đưa hệ thống vào hoạt động. Hệ thống cũng thường xuyên phải bảo dưỡng đúng theo quy định của nhà sản xuất, mà việc này cũng đòi hỏi kỹ thuật tốt, chuyên môn sâu” - ông Truyền cho biết.

Để lắp đặt an toàn hệ thống điện pin mặt trời phải có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao để thực hiện đúng kỹ thuật theo các khuyến cáo từ hãng sản xuất sản phẩm. Ảnh: Hoàng Sơn

Theo ông Truyền, để lắp đặt cũng như vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống điện pin mặt trời áp mái, cần đảm bảo 10 yêu cầu sau:

Thứ nhất: Phải khảo sát nhà ở, công ty, xí nghiệp… xem chất lượng điện năng, đường dây truyền tải, trạm biến áp có hợp lý hay không.

Thứ hai: Phải lựa chọn vật tư phù hợp và có uy tín trên thị trường. Hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc có thể làm cho hệ thống chạy không ổn định mà còn gây nguy hiểm khi vận hành.

Thứ ba: Nên lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm về điện năng lượng mặt trời để lắp đặt.

Thứ tư: Nếu tự lắp đặt thì bạn phải có kinh nghiệm cũng như hiểu biết chuyên môn sâu về điện năng lượng mặt trời cũng như lưới điện nhà nước.

Thứ năm: Khi lắp hệ thống điện NLMT phải lựa chọn phương hướng của tấm pin sao cho hiệu suất làm việc cũng như hiệu năng của tấm pin là cao nhất trong ngày.

Thứ sáu: Vị trí lắp đặt bộ INVERTER rất quan trọng, chúng ta nên tuân theo chỉ dẫn, hướng dẫn của hãng cũng như của bên phân phối, nên lắp đặt inverter ở nơi khô ráo, thoáng mát; tránh tiếp xúc với các vật dụng dễ cháy nổ, phòng kín.

Thứ bảy: Tủ điện phải được bảo vệ bằng các aptomat chuyên dụng như: Tấm pin thì phải được bảo vệ bằng aptomat DC chuyên dụng cho hệ mặt trời. Điện lưới thì phải được bảo vệ bằng aptomat chống giật. Các nguồn điện phải có hệ thống chống sét lan truyền trên đường dây.

Thứ tám: Các đầu nối phải được bọc băng dán kín, bấm đầu cos trước khi vận hành.

Thứ 9: Đối với hệ thống điện mặt trời phải có hệ thống tiếp địa an toàn. Hệ thống tiếp địa làm việc phải tách riêng với hệ thống tiếp địa chống sét của gia đình, nhà xưởng… không đấu nối trực tiếp hệ thống tiếp địa với hệ thống chống sét với nhau, tránh tình trạng dòng sét cao sẽ làm cho tấm pin và inverter hỏng.

Thứ 10: Khi lắm đặt xong hệ thống thì nên có phương án bảo trì vệ sinh thường xuyên để cho hệ thống được vận hành tốt nhất và hiệu năng cao nhất.

Hệ thống Eveter, cầu giao, atomat của hệ thống điện pin mặt trời phải lắp đủ, đúng kỹ thuật và đúng khoảng cách an toàn cho phép. Ảnh: Hoàng Sơn

“Để thực hiện được đầy đủ và chính xác các bước quy trình trên đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Do đó, công ty chúng tôi luôn ưu tiên đảm bảo an toàn cho hệ thống cũng như quá trình vận hành lên hàng đầu vì vậy, đơn vị thường xuyên mở các buổi hướng dẫn, kiểm tra thêm vấn đề an toàn cho toàn bộ nhân viên, nhất là nhân viên kỹ thuật; đặc biệt khi có thêm các hệ thống mới ra đời” - ông Truyền cho biết thêm.

ĐIỆN MẶT TRỜI HEKINAN

Địa chỉ: Số 75 Tôn Thất Tùng, phường Hưng Dũng, TP Vinh

Hotline: 02386 293 293 – 0944.517.686

Website: http://hekinansolar.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/HekinanSolar/

Hoàng Sơn - Nguyệt Minh