|
Những ngày này, bà con nông dân các huyện trong tỉnh đang tích cực thu hoạch mùa màng. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thích hợp để phơi rơm, rạ. Tuy nhiên, việc thu dọn, cất đặt rơm khô giữa những ngày nắng nóng rất vất vả. Ảnh: Huy Thư |
Sau khi gặt, rơm được phơi trên ruộng. Để rơm, rạ khô đều, bà con phải siêng ra đồng dãi nắng, trăn trở. Khi rơm được nắng, khô giòn, phải thu dọn kịp thời. Nếu để gặp mưa, rơm sẽ bị hư hỏng hoặc phơi lại rất mất công... Ảnh: Huy Thư
|
Hàng ngày, bà con thường đi lấy rơm khi mặt trời đứng bóng, vì lấy sớm thì rơm còn ẩm, chưa khô, về cất mau hỏng, còn đi lấy muộn thì sợ trời mưa. Rơm khô tuy nhẹ nhưng cồng kềnh, nhiều bụi, rất xót, cộng với thời tiết oi nồng, nên công việc lấy rơm luôn "mồ hôi dầm dề vạt áo". Ảnh: Huy Thư |
. |
Phơi rơm những ngày nắng nóng gay gắt, khi có dấu hiệu mưa lớn, việc "chạy rơm" tránh mưa khỏi bị ướt là việc rất vất vả. Ảnh: Huy Thư |
|
Nhiều phụ nữ phải "mạo hiểm" đứng trên những đỉnh xe rơm cao ngất để xếp rơm. Ảnh: Huy Thư |
|
Buộc xe rơm cho chắc chắn để vận chuyển về nhà an toàn là công việc không đơn giản, vì rơm cồng kềnh khó buộc. Nếu buộc không đúng, không chặt thì rơm dễ rơi dọc đường, có khi còn lật cả xe. Ảnh: Huy Thư |
|
Hiện nay bà con nông dân các địa phương thường vận chuyển rơm bằng xe bò lốp, xe kéo, xe ô tô, công nông, tuy nhiên, một số nơi, người dân vẫn còn dùng đòn xóc, quang gánh để gánh rơm. Ảnh: Huy Thư |
|
Những xe rơm cao ngất được chuyển từ đồng về nhà. Ảnh: Huy Thư |
|
Đưa được rơm về nhà đã vất vả, công việc cất rơm cũng rất khó nhọc. Hiện nay, nhiều hộ nông dân đã xây dựng nhà để rơm, nhưng một số hộ vẫn còn "xây" rơm thành cây theo kiểu truyền thống. "Xây" rơm kiểu này phải cần ít nhất 2 người: Người đưa rơm, người "xây" rơm quanh cột. Ảnh: Huy Thư |
|
Rơm khô là một nguồn thức ăn quan trọng cho trâu, bò, do đó, ngày mùa, người nông dân thường chú trọng phơi, cất rơm cẩn thận. Trong ảnh: Cây rơm 1 mẫu ruộng ở xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư |
Huy Thư