|
Quần thể 5 cây thị cổ nằm rải rác trong khuôn viên gia đình ông Lê Văn Thưởng ở xóm 2, xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc - Nghệ An). Những cây thị cổ và nhiều loại cây khác đã tạo cho khu vườn luôn xanh tươi và râm mát. Ảnh: Đức Anh |
|
Mỗi cây thị cổ có hình dáng và kích thước khác nhau nhưng đều được Hội Sinh vật cảnh Nghệ An xác định có tuổi đời trên 700 năm. Tất cả các cây cành lá đều xanh tươi và tràn đầy sức sống, đến mùa lại đơm hoa, kết trái, mang lại nguồn thu cho gia đình. Ảnh: Đức Anh |
|
Trong số 5 cây thị cổ, có 1 cây bị gãy ngọn năm trước do gió bão nhưng vẫn sum suê cành lá, hiện đang thời kỳ đơm hoa. Ảnh: Đức Anh |
|
Trải qua hơn 700 năm, những cây thị cổ đều đã rỗng ruột, chỉ còn lớp vỏ bên ngoài nhưng rất vững chãi. Ảnh: Đức Anh |
|
Đặc biệt, cành lá của những cây cổ thụ vươn cao, đan khít vào nhau tỏa bóng mát cả một khoảng rộng lớn, khiến ánh nắng mặt trời rất khó lọt qua. Ảnh: Đức Anh |
|
Trên thân cây và cành cây có các loài thực vật ký sinh, góp phần điểm tô thêm nét rêu phong, cổ kính. Ảnh: Đức Anh |
|
Quần thể 5 cây thị cổ của ông Lê Văn Thưởng đã được công nhận "Cây di sản" từ gần 10 năm trước và đã có rất nhiều lượt người đến chiêm ngưỡng. Ảnh: Đức Anh |
|
Ông Lê Văn Thưởng cho biết, đã nhiều người đến xem những cây thị cổ và trả giá hàng tỷ đồng. Đặc biệt, một thương nhân ở thành phố Hồ Chí Minh từng trả giá 12 tỷ để khai thác và phát triển du lịch sinh thái nhưng chủ nhân không đồng ý bán. Bởi theo ông Thưởng, đây là báu vật của gia đình và dòng họ, phải giữ gìn cho con cháu. Ảnh: Đức Anh |
|
Ông Lê Văn Thưởng trước khi nghỉ hưu là cán bộ ngành Công an, từng có một thời gian làm cận vệ của Bác Hồ. Ảnh: Đức Anh |
Ảnh: Đức Anh; Nội dung: Công Khang