|
Những ngày nắng nóng cao điểm, người làm nghề khai thác keo (đập keo) trên đồi khá vất vả. Ở những địa hình phức tạp, hay trên những đồi cao, người làm nghề này phải dùng máy múc mở những con đường chữ "z" ngoằn nghèo bám theo sườn đồi để vận chuyển keo. Ảnh: Huy Thư |
|
Những người làm nghề 'đập keo" thường đi theo tổ từ 5 - 20 người. Mỗi xã miền núi trồng keo ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Con Cuông... đều có từ 3 - 5 tổ. Phần lớn thành viên trong các tổ "đập keo" là các chị em. Ảnh: Huy Thư |
|
Nghề "đập keo" khắc nghiệt ở chỗ: Trời mưa thì không làm được do cây trơn, dễ gây tai nạn, trời nắng thì quá vất vả, vừa nóng, vừa mệt. Những hôm trời nắng 38 - 39 độ này, mỗi buổi đi làm, ngoài mang theo cơm trưa, ăn mặc kín mít, nhiều mũ nón, họ còn phải mang theo khá nhiều nước uống và lá cây để che nắng. Ảnh: Huy Thư |
|
Nghề "đập keo" gồm nhiều công đoạn như cắt cây, đốn cành, bóc vỏ, vận chuyển lên xe... trong đó, công việc bóc vỏ cây tốn nhiều thời gian nhất. Nếu làm không kịp thời, để cây phơi nắng, vỏ bám chắc vào thân cây rất khó bóc. Ảnh: Huy Thư |
|
"Đập keo" ngày nắng phải đi làm sớm, tầm 3 - 4 giờ sáng, họ đã rủ nhau lên đồi cắt cây, bóc vỏ. Những người làm nghề cho biết, đi làm trưa, tầm 11 giờ mà vẫn còn ở giữa đình đồi thì không thể làm việc nổi vì nắng và mệt. Ảnh: Huy Thư |
.Những người phụ nữ tham gia nghề "đập keo", không chỉ có bóc vỏ keo, mà còn là lực lượng bốc vác chính. Một số chị em đảm nhận cả việc bốc vác những khúc cây to, nặng. Ảnh: Huy Thư
. |
"Đập keo" là công việc vất vả, nặng nhọc, nhiều khi còn nguy hiểm như bị cây quật, đè, kẹp bầm dập, gãy chân tay, ong đốt... Tuy nhiên, người dân các địa phương vẫn bám nghề vì "không có nghề gì khác". Ảnh: Huy Thư |
|
Nếu khai thác trên đỉnh đồi mà xe không lên được, các tổ "đập keo" thường cột keo thành những bó lớn lăn xuống chân đồi. Những khúc cây lớn thì nhiều người sẽ chung tay để vận chuyển. Ảnh: Huy Thư |
|
Công việc xếp keo lên xe cũng khá vất vả. Keo sau khi bóc vỏ trơn, rất khó cầm nắm. Mỗi buổi "đập keo", mỗi tổ cũng xếp được vài chuyến xe keo. "Đập keo" vào những ngày nắng nóng, nếu gặp giông lốc lại càng khó bốc xếp vì keo gặp mưa rất trơn, dễ gây tai nạn. Ảnh: Huy Thư |
|
Nghề "đập keo" tính tiền công theo sản lượng. Sau khi nhập keo, chủ buôn sẽ trả công cho công nhân tùy vào số lượng keo bán được. Mỗi ngày, mỗi người cũng kiếm được trên dưới 200.000 đồng. Riêng người có máy đi cắt cây thì tiền công cao hơn. Trong ảnh: Những người làm nghề "đập keo" ở xã Thanh Mỹ (Thanh Chương) ra về sau một buổi làm keo giữa ngày nắng nóng. Ảnh: Huy Thư |
|
Vất vả nghề "đập keo". Clip: Huy Thư |
Huy Thư