Những phương pháp phục hồi sau tổn thương não ở Bệnh viện PHCN Nghệ An

Thanh Hiền 23/07/2020 16:30

(Baonghean.vn) - Cùng với điều trị các bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh số 5, phục hồi sau gãy xương, liệt tủy…, hiện nay Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có nhiều phương pháp nhằm phục hồi tổn thương não cho bệnh nhân hiệu quả nhất.

Hậu quả sau tổn thương não

Tổn thương não (gồm tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, mổ u não...) không chỉ để lại di chứng rất nặng nề cho chính người bệnh mà còn gây tâm lý bất ổn cho người nhà bệnh nhân. Những tổn thương này tuy ở mức độ khác nhau nhưng lại dẫn đến tàn tật nhiều nhất.

Có mặt tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An - một trong những bệnh viện tuyến tỉnh thời gian qua có nhiều phương pháp trong điều trị tổn thương não hiệu quả, tại khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chúng tôi đã được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bị tai biến với độ tuổi khác nhau, mỗi người đang được điều trị theo những phác đồ phù hợp.

Điều trị tổn thương não tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Điều trị tổn thương não tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Bệnh nhân Đậu Hùng Vỹ (75 tuổi, ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu) là bộ đội phục viên, bị tai biến mạch máu não từ giữa năm 2016. Cả gia đình, hàng xóm không ai nghĩ ông có thể hồi phục lại sức khỏe nhanh như vậy. Từ một người không tự phục vụ được, nói ngọng, tất cả mọi sinh hoạt nhỏ nhất như xúc cơm ăn, bưng nước uống, rửa mặt, đánh răng... đều do vợ ông phục vụ. Sau thời gian điều trị ở rất nhiều bệnh viện không khỏi, ông quyết định chuyển về điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An.

Ông Đậu Hùng Vỹ cho biết, sau 3 đợt điều trị tại bệnh viện hiện nay ông đã tự phục vụ được bản thân, đi lại dễ dàng, phát âm rõ tiếng. Tại đây, ông được các bác sỹ điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa đông và tây y như uống thuốc kết hợp châm cứu, bấm huyệt, sóng điện từ... Đặc biệt các bác sỹ đã kiên trì tập cho người bệnh cách cầm nắm, tập phát âm, tập đi, tập ăn, tập xúc... cùng với ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo phác đồ điều trị dành cho người bị tai biến nặng.

Tập vận động cho bệnh nhân tổn thương não. Ảnh tư liệu Đức Anh
Tập vận động cho bệnh nhân tổn thương não. Ảnh tư liệu Đức Anh
Còn với bệnh nhân Nguyễn Thị Lợi (65 tuổi) ở xã Nghi Hợp (Nghi Lộc) bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Trải qua 2 đợt phẫu thuật, sau 6 tháng điều trị tại các bệnh viện, bà Lợi được chuyển về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để phục hồi, chăm sóc sau phẫu thuật. Trước khi về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bà Lợi không có cảm giác gì khi người khác gọi; ăn, uống hoàn toàn phải đặt ống xông. Khi về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bà Nguyễn Thị Lợi được GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học - Bệnh viện 103, Chuyên viên Thần kinh học Viện Quân y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ phục hồi cụ thể, vì thế sức khỏe của bà Lợi rất tiến triển như đã có cảm giác khi nghe người khác gọi tên mình, có cảm giác đau ở tay, chân khi người nhà chạm vào... nên gia đình rất phấn khởi.

Tổn thương não nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nặng nề. Ảnh tư liệu Đức Anh
Tổn thương não nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nặng nề. Ảnh tư liệu Đức Anh
Tổn thương não không chỉ dừng lại ở tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não mà tổn thương não còn là nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ em. Đây là một trong những tổn thương phức tạp, nhiều khó khăn trong công tác điều trị, phục hồi.

Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An thời gian qua đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi bị bại não. Bé N.A (hơn 3 tuổi, Anh Sơn, Nghệ An) bị bại não hơn hai năm nay. Bố của bé, anh Hải, cho biết: lúc A. mới được 2 tháng tuổi, trong lúc đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng động của chiếc xe phanh gấp gần nhà. Sau đó, bé ngủ tiếp, nhưng khi tỉnh dậy A. gồng người và có biểu hiện không bình thường phải đưa vào điều trị tại bệnh viện. Nhưng điều trị ở tuyến dưới khá lâu, tiến triển chậm, nên anh Hải quyết định chuyển con đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Tại đây, bé được bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp với sức khỏe.

Thông thường bệnh nhân phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng thì phục hồi rất chậm. Do đó, phục hồi chức năng sau tổn thương não đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của cơ sở y tế. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.

GS. Cao Minh Châu - Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng - Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai

Làm thế nào để phục hồi tổn thương não?

Hiện Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng tai biến mạch máu não để hướng dẫn phòng ngừa tai biến mạch máu não nói riêng và các tổn thương não nói chung cho người dân biết phát hiện nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Bệnh viện đã và đang cố gắng làm tốt cả về tuyên truyền phòng ngừa, điều trị di chứng sau tai biến.

..
Việc vận động theo sự hướng dẫn của y, bác sỹ giúp cho bệnh nhân nhanh hồi phục. Ảnh tư liệu Đức Anh

Tuy nhiên, sau tổn thương não, việc phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc giúp đỡ hoặc điều dưỡng viên vật lý trị liệu.

Tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau tổn thương não.

ThS. Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An với đội ngũ y, bác sỹ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực vật lý trị liệu phục hồi chức năng đã giúp bệnh nhân sớm hồi phục chức năng vận động, đưa người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội và đem lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sau khi xảy ra tổn thương não, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn.

Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống. Di chứng sau tổn thương não để lại khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại. Để giảm bớt các di chứng và phòng bệnh tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo phác đồ riêng.

Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”; là: “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”.

Mô hình: “Bệnh viện - Khách sạn: Xanh - Sạch - Đẹp” đầu tiên tại Nghệ An.

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An.

Điện thoại phòng khám: 02383.949.709; ĐT trực 24/24h: 02383.922.922;

ĐT nóng: 0966.251.414; ĐT Hotline: 0912.002.210;

ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

Thanh Hiền