Phụ huynh vùng biên ở Nghệ An góp nông sản, bán làm quỹ hội

Đình Tuân 30/01/2021 11:26

(Baonghean.vn) - Thay vì đóng tiền, các phụ huynh ở xã biên giới Tam Hợp (Tương Dương) góp nông sản do mình trồng hoặc thu hái được trên nương rẫy về bày bán để lập quỹ hội.

1.Trường Mần non Tam Hợp đứng chân trên xã biên giới Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương. Đây là xã thuộc vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, xã cách trung tâm huyện khoảng 30km, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mông, Tày Poọng, Thái. Trong ảnh là điểm trường bản Phồng. Ảnh: Đình Tuân
Trường Mầm non Tam Hợp đứng chân trên xã biên giới Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương. Đây là xã thuộc vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Tam Hợp cách trung tâm huyện khoảng 30km, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mông, Tày Poọng, Thái. Trong ảnh là điểm trường bản Phồng. Ảnh: Đình Tuân
2.Nhận thấy ngoài việc xa xôi cách trở, đường sá đi lại khó khăn thì trên địa bàn xã không có chợ để buôn bán trao đôi hàng hóa là các sản phẩm của địa phương. Trường Mầm non Tam Hợp đã vận động phụ huynh đóng góp tre nứa dựng điểm bày bán các mặt hàng do chính người dân bản địa trồng hoặc thu hái được trên nương rẫy để lấy gây quỹ hội ở 5/5 điểm trường. Ảnh: Đình Tuân
Bên cạnh địa hình xa xôi cách trở, đường sá đi lại khó khăn thì trên địa bàn xã không có chợ để buôn bán trao đổi hàng hóa là các sản phẩm của địa phương. Vì vậy, Trường Mầm non Tam Hợp đã vận động phụ huynh đóng góp tre nứa, dựng điểm bày bán các mặt hàng do chính người dân bản địa trồng hoặc thu hái được trên nương rẫy để gây quỹ hội ở 5/5 điểm trường. Ảnh: Đình Tuân
Thấy đây là việc làm rất thiết thực nên phụ huynh rất đồng tình ủng hộ, hàng ngày hộ tự nguyên góp các loại nông sản do gia đình mình trồng được hay hái lượm được trên nương rãy về nạp để bán. Ảnh: Đình Tuân
Việc làm thiết thực này được đông đảo phụ huynh đồng tình ủng hộ. Hàng ngày, nhiều hộ dân tự nguyên góp các loại nông sản nhà trồng hay hái lượm được trên nương rẫy mang đến bán. Ảnh: Đình Tuân
4.Chị Viêng Thị La (DT Tày Poọng), phụ huynh điểm trường bản Phồng cho biết “ Hàng ngày ngoài việc thay phiên nhau góp các thì phụ huynh còn thay nhau đến để bán hàng. Có nguồn thu từ hoạt động này nên phụ huynh không phải đóng phí nên ai nấy cũng đều hăng hái tham gia” (Chị La người mặc áo màu bã trầu). Ảnh: Đình Tuân
Chị Viêng Thị La (người dân tộc thiểu số Tày Poọng) - phụ huynh điểm trường bản Phồng cho biết: “Hàng ngày, ngoài việc đóng góp nông sản thì các phụ huynh còn thay phiên nhau đến bán hàng. Nguồn thu từ hoạt động này giúp phụ huynh không phải đóng phí, nên ai nấy cũng đều hăng hái tham gia”. Ảnh: Đình Tuân
5.Tất cả các mặt hàng nông sản này đều do phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp. Ảnh: Đình Tuân 6.Ngoài ra còn có các vật dụng phụ dụng cho sinh hoạt. Ảnh: Đình Tuân
Tất cả các mặt hàng nông sản này đều do phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp. Ngoài nông sản ra còn có các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Đình Tuân
7.Những mặt hàng này đều được nhiều người ưu chuyện, đặc biệt là người dân miền xuôi. Ảnh: Đình Tuân
Những mặt hàng này rất được ưa chuộng, đặc biệt là người dân vùng xuôi. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Hợp cho biết: “Hoạt động này không chỉ có thêm nguồn quỹ mà tạo nên không gian giúp học sinh rèn giũa các kỹ năng sống cơ bản như mua bán, giao tiếp ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội” . Toàn bộ số tiền bán được sẽ công khai minh bạch và sử dụng đúng mục đích, cô Hà cho biết thêm. Ảnh: Đình Tuân

Đình Tuân