Trong giá lạnh săn cá mát đặc sản trên khe Nậm Quạng

Nhật Lân 11/02/2021 12:39

(Baonghean.vn) - Khe Nậm Quạng (Bản Quạng, xã Châu Phong, Quỳ Châu) có nhiều vũng nước sâu như Bắng Con Tọc, Bắng Cắm Đíp, Bắng Quạng, Bắng Cọ Hát, Bắng Cọ Cươm, Bắng Bụt… Ở những vũng nước sâu ấy, có nhiều loại cá đặc sản quý hiếm, đặc biệt là cá mát.

Cây cầu mới hoàn thành đã giúp cho người dân bản Quạng (nay được sáp nhập vào bản Lịm) thuận lợi trong giao thông. Ảnh: Nhật Lân
Cây cầu mới hoàn thành đã giúp cho người dân bản Quạng (nay được sáp nhập vào bản Lịm) thuận lợi trong giao thông. Ảnh: Nhật Lân
Bản QuBản Quạng có 62 hộ dân 3 dòng họ Lữ, Vi, Lương. Đây là một bản Thái cổ của huyện Quỳ Châu còn lưu giữ được những nét đặc trưng riêng có. Điển hình dễ nhận thấy là nơi đây rất nhiều cây cau. Cau được trồng dọc lối đi vào bản, trồng quanh nhà. Như Trưởng ban mặt trận Lữ Thanh Chung kể thì cây cau ở bản Quạng có từ lâu đời. Việc trồng cau như là tập tục của bản, vừa làm đẹp, vừa có thêm thu nhập.ạng có 62 hộ dân 3 dòng họ Lữ, Vi, Lương. Đây là một bản Thái cổ của huyện Quỳ Châu còn lưu giữ được những nét đặc trưng riêng có. Điển hình dễ nhận thấy là nơi đây rất nhiều cây cau. Cau được trồng dọc lối đi vào bản, trồng quanh nhà. Như Trưởng ban mặt trận Lữ Thanh Chung kể thì cây cau ở bản Quạng có từ lâu đời. Việc trồng cau như là tập tục của bản, vừa làm đẹp, vừa có thêm thu nhập.
Bản Quạng có 62 hộ dân thuộc 3 dòng họ Lữ, Vi, Lương. Đây là một bản Thái cổ của huyện Quỳ Châu còn lưu giữ được những nét đặc trưng riêng có. Điển hình dễ nhận thấy là nơi đây rất nhiều cây cau. Cau được trồng dọc lối đi vào bản, trồng quanh nhà. Như Trưởng ban Mặt trận Lữ Thanh Chung kể thì cây cau ở bản Quạng có từ lâu đời. Việc trồng cau như là tập tục của bản, vừa làm đẹp, vừa có thêm thu nhập. Ảnh: Nhật Lân
Khe Nậm Quạng bắt nguồn từ lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Khe Nậm Quạng chảy qua bản Quạng, xuôi về nhập với khe Nậm Pông, đoạn qua bản Lịm. Xa xưa nơi đây có rất nhiều loại cá quý, thịt thơm ngon như cá lăng, cá lấu, cá mát, cá chạch…
Bao quanh bản Quạng có khe Nậm Quạng bắt nguồn từ lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Khe Nậm Quạng chảy qua bản Quạng, xuôi về nhập với khe Nậm Pông, đoạn qua bản Lịm. Xa xưa nơi đây có rất nhiều loại cá quý, thịt thơm ngon như cá lăng, cá lấu, cá mát, cá chạch… Ảnh: Nhật Lân
Khe Nậm Quạng có nhiều vũng nước sâu như Bắng Con Tọc, Bắng Cắm Đíp, Bắng Quạng, Bắng Cọ Hát, Bắng Cọ Cươm, Bắng Bụt… Nhưng do bị dân các nơi đánh bắt trộm nên nguồn cá cạn kiệt dần, chỉ còn giữ được ở những vũng nước sâu quanh bản. Ảnh: Nhật Lân
Theo ông Lữ Thanh Chung, khe Nậm Quạng có nhiều vũng nước sâu như Bắng Con Tọc, Bắng Cắm Đíp, Bắng Quạng, Bắng Cọ Hát, Bắng Cọ Cươm, Bắng Bụt… Nhưng do bị dân các nơi dùng kích điện đánh bắt trộm nên nguồn cá cạn kiệt dần. Cá chỉ còn nhiều ở một số vũng nước sâu quanh bản. Trong ảnh: Ông Lữ Thanh Chung và người dân bản Quạng chuẩn bị lưới để săn cá mát tại Bắng Con Tọc. Ảnh: Nhật Lân
Bắng Con Tọc được hiểu là vũng nước sâu có hòn đá linh thiêng, không ai được trèo lên. Vì là một trong những vũng nước sâu nhất nên cá cũng về sống tại đây nhiều nhất
Bắng Con Tọc được hiểu là vũng nước sâu có hòn đá linh thiêng, không ai được trèo lên. Bắng Con Tọc sát với bản Quạng, và vì là một trong những vũng nước sâu nhất nên cá cũng về sống tại đây nhiều nhất. Trong ảnh: Những người đàn ông bản Quạng thả lưới. Ảnh: Nhật Lân
Để cá mắc lưới, ông Lữ Thanh Chung cùng người dân lấy những cành cây vụt vào mặt nước tạo tiếng động. Ảnh: Nhật Lân
Để cá mắc lưới, ông Lữ Thanh Chung cùng người dân lấy những cành cây vụt vào mặt nước tạo tiếng động. Ảnh: Nhật Lân
Trưởng bản Lịm Lô Thanh Châu cũng tham gia cùng người dân bản Quạng săn cá mát. Ảnh: Nhật Lân
Trưởng bản Lịm Lô Minh Châu cũng tham gia cùng người dân bản Quạng săn cá mát. Ảnh: Nhật Lân
Sau khoảng 30 phút, lưới được dỡ lên. Một tay lưới dính được hơn 10 con cá mát và 1 con cá Lấu. Ảnh: Nhật Lân
Sau khoảng 30 phút, lưới được dỡ lên. Một tay lưới dính được hơn 10 con cá mát và 1 con cá lấu. Ảnh: Nhật Lân
Trước khi gỡ cá ra khỏi lưới, Trưởng bản Lô Thanh Châu cẩn thận rũ, rửa sạch sạch rác ra khỏi lưới. Ảnh: Nhật Lân
Trước khi gỡ cá ra khỏi lưới, Trưởng bản Lô Minh Châu cẩn thận rũ, rửa sạch rác ra khỏi lưới. Ảnh: Nhật Lân
Rồi sau đó, anh Châu cẩn thận gỡ từng con cá ra khỏi mắt lưới. Ảnh: Nhật Lân
Rồi sau đó, anh Châu cẩn thận gỡ từng con cá ra khỏi mắt lưới. Ảnh: Nhật Lân
Một con cá mát khe Nậm Quạng. Ảnh: Nhật Lân
Một con cá mát khe Nậm Quạng. Ảnh: Nhật Lân
Toàn bộ cá mát, cá lấu của tay lưới được xâu thành một chuỗi.
Toàn bộ cá mát, cá lấu của tay lưới được xâu thành một chuỗi. "Như vậy là đủ cho một bữa canh. Phải giữ gìn để bảo vệ nguồn lợi của bản..." - Trưởng ban Mặt trận Lữ Thanh Chung nói. Ảnh: Nhật Lân
Theo Chủ tịch UBND xã Châu Phong, anh Lương Văn Năm: Người dân bản Quạng rất ý thức việc gìn giữ nguồn lợi thủy sản. Vì vậy đã cấm tuyệt đối các hình thức đánh bắt bằng kích điện. Người dân trong bản khi thả lưới cũng chỉ bắt cá đủ để dùng trong một bữa ăn. Và họ đề nghị huyện, xã tìm cách giúp cho dân bản bản tồn, phát triển nguồn cá mát như một số địa phương trong tỉnh đã làm.
Theo Chủ tịch UBND xã Châu Phong, anh Lương Văn Năm: Người dân bản Quạng rất ý thức việc gìn giữ nguồn lợi thủy sản. Vì vậy đã cấm tuyệt đối các hình thức đánh bắt bằng kích điện. Người dân trong bản khi thả lưới cũng chỉ bắt cá đủ để dùng trong một bữa ăn. Và họ đề nghị huyện, xã tìm cách giúp cho dân bản bản tồn, phát triển nguồn cá mát như một số địa phương trong tỉnh đã làm. Ảnh: Nhật Lân

Nhật Lân